Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

ĐÓN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - NƯỚC CỜ ĐỘC ĐÁO CỦA BÀ CON VĂN GIANG

Nước cờ độc đáo đón ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

của bà con Văn Giang

Nguồn: Lưu Gia Lạc Facebook

 

Các mẹ Văn Giang đang giữ đất
Vâng! Rất kính phục bà con Văn Giang về nước cờ "mời" đại biểu Quốc hội về thăm và chia sẻ (tâm tư , nguyện vọng) với bà con mình . Sở dĩ phải dùng từ "mời" trong cái khung đó sở dĩ người viết biết và bà con Văn Giang càng biết có mời gãy đũa gãy bát thì họ (dân biểu) cũng chẳng về cho dù bà con rất thật lòng. Để hiểu vì sao họ không đến Văn Giang thì là điều quá đơn giản, chỉ biết chắc rằng họ thực sự là những người khác chiến tuyến, họ "được" bầu chỉ vì họ được "bầu" chứ không phải vì Dân, vì lợi ích của Dân. Chính vì thế họ không phải là những người bà con ta mong đợi. Và họ không đến là lẽ thường tình và đương nhiên phải vậy. (Với họ không thể dùng từ về một cách dung dị, ấm áp và gần gũi như người nhà, một nhà, họ không xứng để được như vậy).

Thành quả là những hạt lúa vàng
Khỏi cần nói về cái tình mà bà con Văn Giang dành cho những người khách về Văn Giang, cả khách và chủ đều đến với nhau bằng tấm lòng, lấy lòng đãi lòng nên cuộc gặp đầy ắp tiếng cười. Nhưng với những người không về được Văn Giang mà chỉ xem qua clip hoặc hình ảnh cũng cảm thấy nghẹn lời vì sự thật phũ phàng và cả cái tình của khách và chủ. Cái để lại trong tâm tư người ta là cảnh làng quê toàn phụ nữ, người già mà vắng bóng trai tráng, thanh niên ... y như thời chiến tranh, cho dù chiến tranh đã qua từ lâu, cả mấy chục năm rồi, đó là một sự đau đớn. Một cảm giác uất ức đến cùng cực khi nhìn cái tòa nhà khang trang to vật tên là UBND mà Dân không được sử dụng cho việc của người Dân, cho dù nó được xây lên bằng chính mồ hôi xương máu của Dân - một nghịch lý đau lòng và không thể chấp nhận.

Công bằng mà nói thì người Dân (ông chủ thực sự) lẽ ra phải đuổi cổ cái đám đày tớ ăn lương của dân ra khỏi đó, thu hồi cái tòa nhà gọi là ủy ban đó để phục vụ đúng mục đích: Cho Dân - vì Dân. Người Dân có quyền làm cái việc đó - thu hồi.

Và Nhiệt liệt chào đón!
Trở lại nước cờ độc đáo, đầy quyết đoán và tính trí tuệ của bà con nông dân ta thì thấy sự quyết liệt, tinh thần quyết chiến nhưng cũng đầy sự khoan dung độ lượng của người chơi cờ - bà con ta. Nước cờ đẩy đối phương vào thế bí nhưng không cùng đường, có chăng là có tâm để phục thiện và rời bỏ cái ác mà thôi. Nhưng có lẽ bà con ta rất biết mình và biết người. Rồi đây đối thủ của bà con chơi kiểu gì? Qủa là một vấn đề hóc búa với đám lợi ích nhóm. 

Cảm phục bà con ở sự sáng suốt, mến yêu bà con ở tấm lòng và tình cảm chân thành, và tin tưởng bà con sẽ là người chiến thắng .

 

6 nhận xét :

  1. Một nghịch lí chưa từng thấy ở bất cứ nước nào : đại biểu của dân mà lại không phải của dân ! Đại biểu của dân không nói tiếng nói của dân . Vậy ra họ nói tiếng khác . Ở các nước thì những dịp như Văn Giang các ngài đại biểu nếu muốn sống lâu với nghề đại biểu sẽ chớp ngay cơ hội mà lớn tiếng bênh vực dân, vế ăn nằm dầm dề với dân để còn giành lá phiếu trong các mùa bầu cử sau . Còn tại CHXHCNVN thì không ! Cái nghề làm đại biểu nhân dân ở VN đến giờ này lại rất khác với các nước gần nước ta như Thái, Phi, Mã chứ đừng nói khác với Mỹ, Nhật, Pháp, Anh . Nó chỉ giống nhau ở chỗ cũng là dân đóng thuế để trả lương cho họ .

    Trả lờiXóa
  2. Chân Không Cư sỹlúc 12:26 23 tháng 11, 2012

    Có ai còn thuộc bài hát DÂN BIỂU TRANH NĂNG*
    theo điệu TRỐNG QUÂN
    của nhà thơ TÚ MỠ,
    xin hãy chép lại lên đây
    cho kẻ trà khách dưới hiên cùng được thưởng thức,
    ngộ may có tao khách nào cao hứng mà vừa vỗ trống vừa ca thì thật là hay lắm.
    ------------------
    * Bài "Dân biểu tranh năng" này được in trong sách giáo khoa VĂN HỌC TRÍCH GIẢNG lớp 8 hệ 10 năm, mà kẻ tu hành này được học từ năm 1960 dưới mái trường miền Bắc XHCN.

    Trả lờiXóa
  3. nhìn cảnh bà con nông dân tập chung thu hoạch lúa mùa . tôi lại nhớ về thời chiến tranh .sao con người đoàn kết và thương yêu nhau như vây . thảo nào mà các đế quôc đều phải thua dân VN .hình ảnh này giờ rất hiêm ở việt nam . buôn thật...

    Trả lờiXóa
  4. Chiều sâu

    Cảm ơn bác Diện,
    Cảm ơn bác LƯU LẠC GIA,

    Một nhà nghiên cứu hay một nhà văn nào có tâm huyết sẽ tìm hiểu và viết về đề tài này thì thật giá trị: Những tác giả cụ thể của „cách hành xử Văn Giang“. Bản thân cảm nhận để có và từ bài viết đã là sự phát hiện và đào sâu có tính mở đầu.
    Tôi cũng đặt câu hỏi về HIỆN TRẠNG đau lòng của „nghịch lý“:
    Từ đâu có chữ DÂN OAN?
    Vì ai, Người phải thi gan với trời?

    Nhưng giải quyết „nghịch lý“ như thấy ở Văn Giang (Thân tình cùng „Đồng bào“ và bao dung với „những người bất nghĩa“) thì chỉ có Nhân Dân mới đủ Tâm và Tầm nghĩ và làm.

    Mỗi sự BẮT ĐẦU đều là sự TRỞ LẠI với CON NGƯỜI.

    Thân mến.

    Trả lờiXóa
  5. TÔI KHUYẾN CÁO BẤT CỨ AI CÒN THỜ Ơ VỚI NỖI ĐAU BÀ, CON VĂN GIANG _ HÔM QUA LÀ TIÊN LÃNG....HÔM NAY LÀ BÀ, CON VĂN GIANG LÀ NẠN NHÂN CỦA NẠN CƯỚP ĐẤT, LIỆU NGÀY MAI, NGÀY KIA.... CÓ PHẢI TÔI VÀ CÁC BẠN TIẾP TỤC LÀ NẠN NHÂN NỮA KHÔNG? HÃY CÙNG NHAU LÊN TIẾNG VÀ HÀNH ĐỘNG MẠNH MẼ

    Trả lờiXóa