Tảo mộ
Tạp văn của Nguyễn Xuân Diện
Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu:Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Ý nói tiết thanh minh, tháng Ba là lúc người ta đi Tảo mộ. Nhưng Đường Lâm cổ ấp quê tôi thì tảo mộ vào ngày 20 tháng Chạp.Sáng sớm ngày 20 tháng Chạp, toàn bộ đàn ông bất kể lớn bé già trẻ trong họ đều tụ tập tại nhà ông trưởng họ. Ông trưởng họ quỳ trước bàn thờ tổ để cáo yết tổ tiên. Tất cả những gia đình nào trong năm qua sinh được con trai thì đều phải có lễ “vọng họ”, cáo yết với tổ tiên nhà thêm đinh thêm phúc. (Sinh con gái thì không phải “vọng họ”, hiiii). Ông trưởng họ thắp hương, khe khẽ mở cuốn gia phả để giảng giải cho các thành viên trong họ biết ngành trên, ngành dưới, biết về công đức của các vị tiên liệt. Cuốn gia phả của dòng họ chỉ mở duy nhất trong ngày này, trước sự chứng kiến của cả dòng họ.
Sau vài tuần hương tất cả kéo nhau ra đồng, đến từng ngôi mộ của tổ tiên. Những người được đi chạp (tảo mộ) đều là đàn ông trong họ. Các bà, các chị không được phép đi chạp. Trai tráng thì đắp lại mộ cho thêm cao, lấp những hang chuột và dãy bỏ chút cỏ trên đỉnh ngôi mộ rồi lấy một ít đất mới đắp lên. Ông trưởng họ bắt đầu đặt cơi trầu lên ngôi mộ và thắp hương khấn vái cáo yết với tổ tiên. Đoạn, ông giảng giải về công đức của tổ tiên, về vị tổ nằm dưới mộ thuộc chi nào nhành nào sinh ra cụ nào…Con cháu trong họ lắng nghe và ghi nhớ.
Hết ngôi mộ này thì đến ngôi mộ khác. Có những ngôi mộ bé xinh của những người chết trẻ, phải chôn vào góc bờ hoặc sát bờ ruộng cũng được cắm hương tưởng nhớ.Vào ngày này, khắp những quả đồi ở Đường Lâm đều đông nghịt người của các dòng họ. Thường con cháu đi làm ăn xa cũng đều gắng thu xếp về để tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên. Dòng họ nào đông đàn dài lũ, lại có nhiều người làm việc ở tỉnh về thì rất tự hào!Những ngôi mộ vô chủ, khói lạnh hương tàn không người chăm sóc cũng được những người đi tảo mộ cắm hương tỏ chút tình ấm áp khi Tết đang đến thật gần. Nhưng nếu có dòng họ nào không nhớ mồ mả tổ tiên mà lỡ cắm nhầm sang mộ của họ khác thì cũng được người ta bình phẩm vui cười một chút!Đi khắp lượt các ngôi mộ cũng là lúc trời đã trưa. Khi ấy các chú bé chân đã mỏi, bèn được bố hoặc chú, hoặc ông cõng trên lưng, nhong nhong như cưỡi ngựa. Trưa, các họ mới chia nhau về các ông trưởng chi để ăn chạp. Nhà nào được làm cỗ chạp cho chi nhành mình thì gọi là sửa chạp. Các bà các chị cứ nhất nhất theo lệnh các ông mà mua sắm làm cỗ mà không dám kêu ca một nửa lời!Sau ngày chạp họ, sửa sang mồ mả cho ông bà tiên tổ, người dân Đường Lâm mới bắt đầu sắm sanh cho Tết lớn. “Sống về mồ mả chứ ai sống về cả bát cơm”. Ngày 20 tháng Chạp là ngày diễn ra nghi thức lớn nhất của các dòng họ ở đây, để tưởng nhớ tổ tiên, để kiếm điểm xem trong họ đã sinh được bao nhiêu bé trai nối dõi tông đường. Anh em họ mạc ăn với nhau bữa cơm nội tộc với tình máu mủ ruột già!Với người dân làng cổ Đường Lâm, chỉ sau ngày Chạp họ mới bắt đầu những ngày sắm Tết, và chỉ có thể sắm Tết sau khi đã làm tròn bổn phận tưởng nhớ tổ tiên.
____________Và khi ấy, Tết đang đến thật gần!
Đặng Bá TiếnBÁI VỌNG
Lại Chạp rồi
vẫn biền biệt xa quê
mấy chục năm chưa về tảo mộ
chăm sóc tổ tiên cậy nhờ người họ
lắm lúc buồn tự hỏi: có vô tâm?
Vẫn canh cánh lòng
mộ Tổ giữa đồng không
núm đất nhỏ có còn xanh cỏ?
trâu bò thả rông có ngứa sừng húc lở?
lão nông cuốc bờ còn lấn mộ như xưa?
Tháng Chạp mưa dầm gió buốt thịt da
hồn cốt ông bà hẳn là lạnh giá
cháu con phận hèn, xứ người bươn bả
Chạp, Tết không về xin tiên tổ cảm thương!
Đêm nay xứ người
con đốt nén hương
bái vọng Tổ tiên cho lòng đỡ tủi
con luôn hiểu: quên cha ông, sông núi
dẫu mấy giàu sang cũng chẳng nên người!
Thật là một nét đẹp của một ngôi làng cổ! Quê tôi thì khác, cứ trưa ngày 30 tháng chạp (với năm đủ), hoặc 29 tháng chạp (với năm thiếu), thì những người đàn ông trong mỗi gia đình đều tập trung ở nhà ông trưởng tộc, rồi cùng nhau lên trên đồng (nghĩa địa) mời ông bà về ăn Tết, thắp hương, nhổ cỏ dại và đắp lại mộ ... Và đến ngày mồng tháng Giêng thì làm lễ cúng tiễn ông bà. Ko biết có nhiều nơi như quê tôi ko nhỉ?
Trả lờiXóaMồ mả , Nghĩa địa là một nét văn hóa truyền thống đẹp,
Trả lờiXóaSong vì đất chật người đông, nên xu hướng hỏa thiêu và
gửi Cốt vào một nơi tập trung( như nghĩa trang Văn Điển) sẽ là phổ biến trong tương lai, hợp với thời đại mới.
Quê tôi nhiều người đã lo sắm đất đai để xây mộ cho mình và người thân trước khi qua đời!!!
http://www.youtube.com/watch?v=s7HKL1Z58y0
http://www.youtube.com/watch?v=wEBs_Gb2O-M&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=BKn6YUtq9lE&feature=related
Bên cạnh làng tôi đất bán hết rồi
Chỉ còn nho nhỏ nghĩa đĩa xa xa
Bên cạnh làng tôi yếm thắm lụa đào
Ngực cau nhu nhú đã vội đi xa
Ngày xưa lũ chim về đây
Những bông cỏ may lay động bờ đê
Ngày xưa tiếng ru mẹ ru
Tiếng ru mỏng manh rung động nhà tranh
Rặng tre hót giữa trưa hè tiếng con sáo sậu gốc rễ về đâu
Đàn trâu lững thững qua cầu đất bán hết rồi đàn trâu về đâu...
À í a...
Về đi đàn chim trắng
Trắng giấc mơ tôi
Về đi nhà ngói mới
Ấm giấc mơ tôi
Về đi, vụ xuân hè, cơm nếp thơm thơm
Về đi trời giao mùa, mái tóc thơm thơm
Về đi, về đi, à í a...
Một nét đẹp của văn hóa Việt, đáng trân trọng, giữ gìn
Trả lờiXóaTH
Vụ nổ mìn ở Tiên Lãng: Cưỡng chế quá tay
XóaThứ Sáu, 13/01/2012 00:04
Ngôi nhà 2 tầng không nằm trong diện tích đất bị cưỡng chế nhưng đã bị san phẳng, chủ nhà phải ở nhờ nhà người khác
Chiều tối 12-1, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức họp báo về vụ cưỡng chế đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng).
http://nld.com.vn/20120113120457634p0c1002/vu-no-min-o-tien-lang-cuong-che-qua-tay.htm
"Chim có tổ, người có tông" Ông Bà xưa đã nói như thế, giữ được nền nếp ruyền từ đời này sang đời sau là một việc làm đáng trân trọng thể hiện câu "uống nước nhớ nguồn".
Trả lờiXóaCám ơn TS về những bài viết rất có ích cho mọi gia đình người Việt trong cũng như ngoài Nước.
TH
Kinh de nghi tien si Xuan Dien cho dang y kien cua cong dan Le Hien Duc da gui luc 15 gio 20 phut.
Trả lờiXóaDoc bai cua tien si ve chuyen nhan dan lang Duong lam toi lai chanh long nghi:"Tai sao cung la Nguoi ma nhan dan o Duong lam lai tot nhu vay?Con nhung can bo cua phuong Duong noi, quan Ha dong Ha noi lai co the DA MAN nhu o Duong noi???"Toi kinh mong tien si dua len Cong luan bang video ve "Vu cuong che vo cung Da man:Cay xoi ca mo ma cua nhan dan...o Duong noi "len cong luan de nhan dan thay ro bo mat cua chinh quyen noi day.
XóaNgười Văn Giang với Dương Nội năm nay còn mộ ông bà để Tảo không nhỉ ?
Trả lờiXóaNhững linh hồn bỗng chốc thành bơ vơ . Chắc những nơi đó phải làm một cái miếu thờ, để những linh hồn có chỗ tụ về ! Sắp đến ngày rước ông bà về xum vầy ăn Tết với con cháu, nay ông bà chập chờn như bóng ma trơi . Hết Tết tiễn ông bà đi đâu ?
Đọc bài về tục lệ cổ truyền tảo mộ dịp tháng chạp cuối năm ở Đường Lâm tôi có dịp liên hệ đến tảo mộ ở quê tôi(Nay là thị xã Ba đồn, huyện Quảng trạch,tỉnh Quảng bình)hoàn toàn tương tự như ở Dường lâm.Có thể nói đây là một nét văn hóa đẹp cổ truyền lâu đời để tỏ lòng thành kính đến ông bà tổ tiên đã về cỏi vĩnh hằng.
Trả lờiXóaTôi không nhớ ông bà ngày xưa quy định vào ngày nào nhưng quê tôi sau này rât đông con cháu đả đi làm ăn sinh sống khắp nơi nên đả đi đến một quyết định chọn 3 ngày mồng 1,2,3 tháng chạp làm ngày tảo mọ mồng 1 cho mộ các ông tộc trưởng(quê tôi có 4 họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trấn nhưng không thấy mộ bà) tất thảy con cháu về quê đều đến tảo mộ tộc trưởng, ngày mồng 2 giành cho tảo mộ họ hàng, mồng 3 cho gia đình. Việc tảo mộ được kếT thúc bằng một cuộc liên hoan nhẹ xôi thịt lợn gà luộc các gia đình tự mang đên.gần đây nhất đầu tháng chạp vừa qua như tập quá hàng năm các anh em tôi rất phấn khơi về quê làm nghĩa vụ này với quê hương gia đình làng xóm...
Đây là pháp luật không thành văn. Ở những nơi văn minh, nó là cơ sở của luập pháp thành văn. Nơi nào nó bị quên lãng, luật rừng sẽ xuất hiện..Cảm ơn tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện về những chuyện thú vị, lý giải vẻ đẹp đỉnh cao của Đường Lâm làng cổ...
Trả lờiXóa