Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

CÁC KÝ KẾT LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ QUYỀN...ĐỀU PHẢI ĐƯỢC QH PHÊ CHUẨN

Các ký kết liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia không được Quốc hội thông qua đều là bất hợp pháp

Hà Đình Sơn

Hiến pháp năm 1946:
Điều thứ 21
Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.
Điều thứ 32
Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.
Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.

Hiến pháp năm 1959:
Điều 4
Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ.

Điều 43
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Hiến pháp năm 1980:
Điều 82
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Điều 83
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:


- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước.

Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001:
Điều 83
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Điều 84
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:


- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;

Bốn bản Hiến pháp kể từ khi khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 cho đến nay đều liên tục, thống nhất ghi nhận:

1- Quyền lực trong nước cao nhất là thuộc về nhân dân và được thực hiện thông qua Quốc hội;

2 - Quốc hội là cơ quan quyền nhà nước cao nhất;

3 - Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia phải do nhân dân và quyền lực đó được sử dụng thông qua quốc hội phúc quyết.

Do đó, nhân dân có quyền được biết những việc liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia và Chính phủ, Nhà nước phải có nghĩa vụ đáp ứng.

Mọi ký kết liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia nếu không được Quốc hội thông qua đều là bất hợp pháp, nhân dân Việt Nam không thừa nhận và không có nghĩa vụ thực hiện các ký kết ấy.

Thăng Long – Hà Nội, 11/7/2011

H.Đ.S.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

 

9 nhận xét :

  1. Đúng thế! Quyền lực thuộc về nhân dân!

    Trả lờiXóa
  2. Để TQ không lợi dụng Công hàm của Phạm Văn Đồng, Quốc hội nên khẩn trương ra Nghị quyết phủ quyết Công hàm ấy.

    Trả lờiXóa
  3. Quốc hội hãy thể hiện bản lĩnh và tính độc lập của Quốc hội, không lệ thuộc và chịu sự chỉ đạo của cơ quan quyền lực nào.

    Trả lờiXóa
  4. Diều 84 mang ra áp dụng. QH chưa thông qua thì ký gì cũng vô gía trị.

    Trả lờiXóa
  5. Hay quá ! Hay tuyệt!
    + Quyền lực thuộc về nhân dân!
    + QH chưa thông qua thì ký gì cũng vô gía trị.
    + Quốc hội hãy thể hiện bản lĩnh và tính độc lập của Quốc hội, không lệ thuộc và chịu sự chỉ đạo của cơ quan quyền lực nào.

    Trả lờiXóa
  6. "Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật".

    Trả lờiXóa
  7. "Sống và làm việc theo hiến pháp , pháp luật". Đúng hoàn toàn,cái gì chưa được QH ( đại diện quyền lợi & tiếng nói người dân) phê chuẩn thì khg có giá trị pháp lý, kể cả biên giới đường bộ vừa qua, ND VN khg đồng ý chia cho TQ nửa Thác Bản Dốc, Khg đồng ý phân chia Hữu nghị quan tại Km0 như hiện nay , phải trả lại VN đúng nguyên trạng như trước đây, như từ khi Nguyễn Trãi tiến cha đi đầy sang Tàu nó đã thế rồi, Tại sao Ban BG thay mặt ai mà dám ký đồng ý chia đất cho họ hàng nghìn Km như vậy?Chúng tôi yêu cầu Kỳ họp QH khóa 12 này các vị Đại Biểu QH phải làm tròn phận sự đại biểu của dân, vì dân, do dân.

    Trả lờiXóa
  8. Quyền của QH to thế mà chẳng thấy sử dụng gì cả!

    Việc tày đình như vậy mà chẳng thấy NQ nào của QH!

    Phải đưa cái "Kiến nghị khẩn cấp..." vào chương trình nghị sự kỳ họp đầu tiên của QH khóa XI để Nhân dân theo dõi và ...đánh giá hoạt động của QH!

    Có thể kéo dài thêm thời gian họp hoặc tạm hoãn mấy cái nội dung chưa chết ai lại để bàn chuyện Quốc gia đại sự này cho ra nhẽ.

    Trả lờiXóa
  9. Một QH chưa tự soạn lấy được 1 luật thì không thể đáp ứng mong mỏi đó được.

    Trả lờiXóa