Trước khi đọc bài viết dưới đây, xin mời chư vị đọc BẢN TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT DO GIỚI NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG, tại đây http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/ban-tuyen-cao-ac-biet-cua-gioi-nhan-si.html
Nếu chư vị đồng ý ký tên, xin ký tại địa chỉ: tuyencao2506@gmail.com.
____________________________________________________________
.
.
Học giả TQ chính thức công nhận đường lưỡi bò không rõ ràng
Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 10:15 | ||||||
(GDVN) - Vừa đặt chân đến sân bay Nội bài lúc 23h ngày 26/6 sau chuyến bay dài gần 20 giờ từ Mỹ về, Giáo sư Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), đã dành cho Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cuộc phỏng vấn nóng ngay tại sân bay, về diễn biến xung quanh hội nghị an ninh biển Đông vừa diễn ra ở thủ đô Washinhton, Mỹ. Ngày 20 -21/6, Hội thảo về An ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế(CSIS) của Mỹ tổ chức quy tụ nhiều quan chức, chuyên gia hàng đầu của Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giáo sư Đặng Đình Quý và 2 cộng sự: Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc DAV và luật gia Nguyễn Duy Chiến, thành viên Trung tâm Nghiên cứu biển Đông, đã tham dự Hội nghị quan trọng này. Nhiều điều “lần đầu tiên được lên tiếng chính thức” GS Quý cho biết: Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ mỗi năm tổ chức gần 2000 sự kiện lớn nhỏ. Nhưng năm nay là lần đầu tiên tổ chức hội thảo quốc tế về an ninh hàng hải biển Đông. Trong 2 ngày 20 và 21/6, hội thảo tập trung vào 4 vấn đề chính: đánh giá quyền lợi và vị trí của các bên tại biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây ở biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ cấu và cơ chế an ninh biển hiện thời tại biển Đông, đề xuất chính sách tăng cường an ninh trong khu vực. .
Điểm đáng chú ý là, hội thảo diễn ra trước Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 và trong bối cảnh có mối quan tâm lớn về an ninh trên biển Đông. Trước diễn biến gần đây, Hội thảo đã mời được những nghiên cứu viên hàng đầu trên thế giới về biển Đông. PV: Giáo sư đánh giá gì về hiệu quả thiết thực của cuộc hội thảo trong vấn đề biển Đông hiện nay? GS Đặng Đình Quý: Hội thảo này như một tấm gương về chính sách, nếu anh làm đúng, làm tốt, tuân thủ luật pháp quốc tế thì được học giả quốc tế khen trước dư luận thế giới. Còn nếu anh làm không tốt, trái luật pháp quốc tế thì bị lên án, phê phán dưới góc độ khoa học, đặt nghi vấn về động cơ chính sách… Do được tổ chức trong thời điểm đặc biệt này nên các học giả kiến nghị rất nhiều giải pháp đến các nước liên quan dù lớn, dù nhỏ, các nước trong và ngoài ASEAN. Điểm đặc biệt đáng chú ý của hội thảo là những đánh giá lần đầu tiên được chính các học giả Trung Quốc lên tiếng và tiếng nói mạnh mẽ từ những chính trị gia cấp cao của Hoa Kỳ tại cuộc hội thảo. . Học giả Trung Quốc: Các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc PV: Học giả Trung Quốc nói sao về yêu sách “đường lưỡi bò” và vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay, thưa ông? GS Đặng Định Quý: Đây là một điểm rất mới tại Hội thảo này. Lần đầu tiên, một học giả người Trung Quốc thừa nhận một cách chính thức “Đường lưỡi bò” là sự thừa kế của lịch sử và thừa nhận, đường lưỡi bò này tọa độ không rõ ràng và đó là vấn đề cần phải thương thảo. Điều này được các học giả quốc tế đánh giá tốt vì cơ sở của “Đường lưỡi bò” được nhìn nhận là rất yếu. Trước chất vấn của gần như tất cả các học giả quốc tế về tính pháp lý của Yêu sách đường lưỡi bò, ông Tô Hạo, một trong hai học giả Trung Quốc có mặt tại Hội thảo đã trả lời, đường lưỡi bò là thừa kế từ giai đoạn Tưởng Giới Thạch cầm quyền. Cụ thể, xuất phát từ “sáng kiến” của một người Trung Quốc vào năm 1930; đến năm 1947 Tưởng Giới Thạch vẽ thành bản đồ nhưng chỉ lưu hành trong nước mà chưa có tuyên bố quốc tế. .
Năm 1949, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại in thành sách và dạy cho trẻ con. Từ đó, “Đường lưỡi bò” thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất. Cũng cần phải nói thêm, trong một số cuộc hội thảo trước đây, có những học giả người Trung Quốc nói rằng, các nước khác ăn cắp dầu của Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế chưa khai thác một giọt dầu nào ở biển Đông trong khi đó nhiều nước Đông Nam Á đang triệt để khai thác dầu và Việt Nam là nước ăn cắp dầu nhiều nhất. Học giả Trung Quốc thứ 2 tham gia hội thảo này vừa đặt câu hỏi và cũng vừa trả lời: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”. Dĩ nhiên, vị học giả này cũng nói thêm rằng đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân ông ta. Trong buổi hội thảo, không chỉ phía Việt Nam mà các học giả quốc tế đều có cùng quan điểm, như ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ủy ban An ninh chính trị thuộc ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh, biển Đông bản chất là rất phức tạp, tính chất tranh chấp khác nhau giữa các bên liên quan. Chỗ thì trang chấp song phương, chỗ thì đa phương. Do đó giải pháp giải quyết tranh chấp cũng phải phù hợp, chỗ nào song phương thì giải quyết song phương, nơi nào đa phương thì phải giải quyết đa phương, chỗ nào quốc tế thì quốc tế giải quyết. Do đó, cứ nhất nhất giải quyết song phương theo như Trung Quốc đề nghị là vô lý. Chính học giả Trung Quốc kia cũng nhận thức được điều đó. (còn nữa) Chiều nay, Báo điện giáo dục Việt Nam tiếp tục chuyển đến Quý độc giả những thông tin hết sức mới nóng và ngạc nhiên mà GS Đặng Đình Quý cung cấp về Trung Quốc và các nước, sau chuyến đi dài ngày dự hội thảo an ninh Biển đông trên đất Mỹ. Nguồn: Giáo dục Việt Nam. |
Trên lập trường là người trí thức, là học giả thì họ luôn tỏ ra chấp nhận những bằng chứng không thể chối cãi phản bác lại cái gọi là "lợi ích cốt lõi" của Trung quốc trên BĐ. Nhưng có một điều từ xưa đến nay họ luôn hành động đi ngược lại điều họ đã công nhận
Trả lờiXóaBà con yêu nước xin hãy ấn vào link sau và tham gia sự kiện nhé: http://nguoivietyeunuocvn.blogspot.com/2011/06/keu-goi-ong-khoi-xuong-uong-tuan-hanh.html
Trả lờiXóaHẸN GẶP GIỜ G, TẠI ĐIỂM G :)) :))
Trung Quốc thì lừa bịp ND như thế còn VN đã làm gì để củng cố hiểu biết và niềm tin của nhân dân về toàn vẹn lãnh thổ.
Trả lờiXóaDBND
Cũng phải check lại xem thông tin mà GS Đặng Đình Quý cung cấp cho ta và các GS TQ cung cấp cho tờ Hoàn Cầu có khác nhau không. Nếu nó đá nhau phải mất công xem báo Mỹ, Pháp, Anh...
Trả lờiXóaNếu... thì bó tay.com
ZZ
Em xin lỗi bác Diện, nhưng cứ copy bài viết liên quan để ai chưa biết thì đọc, ai có điều kiện thì kiểm tra hoặc xác minh. Theo em thì nó rất hay và bổ ích:
Trả lờiXóahttp://www.dainamax.org/2011/06/mot-tam-du-o-bi-lang-quen.html
Tội cho bác Quý nhà em quá, bác ấy chưa là Giáo sư đâu. Nói bác ấy là Giáo sư thì tổn thọ mất. Trộm vía, kiếm được người như bác ấy thời này cũng khó đấy.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTôi cho tối thiểu phải kiên trì trên hai điểm:
Trả lờiXóa1) Đàm phán phải tuân thủ các luật pháp và qui định quốc tế,không thể dùng luât "rừng"
2)Phải lật tẩy được "đàm phán song phương" của TQ là mánh khóe "vô cùng nham hiểm",nên bất cứ trong cuộc đàm phán song phương nào cũng phải cảnh giác điều này. Để cho thế giới có một cái nhìn khách quan,tôi nghĩ ta phải kiên trì đấu tranh xóa bỏ những điều chỉ giúp cho TQ bịp bợm,nhất là "đồng chí tốt". Những điểm khác thì còn chung chung,nhưng "đồng chí tốt" thì gây ra nhiều điều vô cùng tai hại. Trong cuộc hôi đàm vừa rồi ,tôi không thấy ta nói về điều này (không hiểu có đúng không) còn TQ thì vẫn cố bám vào điều này.Đến thế nàymà vẫn còn rêu rao "tình đồng chí" thì thực là "quá bỉ ổi"
Buồn cười nhất là đoạn học giả TQ nói Chính phủ TQ đã trót tuyên truyền [láo] về đường lưỗi bò cho toàn dân TQ rồi, giờ nói lại làm sao? Nghe như chuỵện trẻ con!
Trả lờiXóaBlogger nói...
Trả lờiXóaBài báo này trên báo Giáo dục Việt nam liệu có được Nhân dân cả nước đọc hay không ?
Bài này yêu cầu báo in : Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Hà nội mới, Sài gòn tiếp thị, Tiền phong, An ninh thế giới, Đất Việt ...và gần 700 tờ báo viết, báo hình khác đăng tải luôn và ngay.[....]
Đặc biệt là các báo là phát ngôn chính thức của Việt nam như : Chính phủ, ĐCS, Văn nghệ, Thanh niên, Tuổi trẻ...đăng lên trang đầu.
15:42 Ngày 27 tháng 6 năm 2011
Hy vọng rằng bài báo này dịch đúng lời của các nhân vật hữu quan:
Trả lờiXóahttp://www.tienphong.vn/Quoc-Te/542970/Nhung-tieng-noi-ton-trong-le-phai-tren-bao-chi-Trung-Quoc.html
Những dân tộc lớn thường có nhiều người có trí tuệ:
Trả lờiXóaNgay trong muôn vàn ý kiến phản hồi trên Hoàn Cầu và các diễn đàn mạng Trung Quốc khác, bên những ý kiến quá khích, cực đoan, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những ý kiến tỉnh táo, có trách nhiệm của những người dân Trung Quốc hiểu biết, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật, như: “Những cái đầu nóng chỉ mang lại tai họa, đầu phải lạnh mới có được quyết sách đúng!”, “Làm gì thì cũng phải tuân thủ Luật quốc tế trước”, “Tôi đã nghi ngờ nhiều năm. Vì sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta. Địa Trung Hải chả phải là biển của riêng nước nào hay sao?”, “Tôi nhìn bản đồ, không tin vào những điều chính phủ nói. Trung Quốc bắt đầu từ thời Minh đã thực thi chính sách bế quan tỏa cảng, đời Thanh cũng vậy, trước nay đâu có phát triển ra biển. Vậy mà nay lại vẽ bản đồ ra xa đến tận cửa nhà người khác như vậy. Tôi không tin trong lịch sử Trung Quốc đã có những nơi đó…”, “Vấn đề lãnh thổ xưa nay luôn là “được làm vua, thua làm giặc”, không hề như lối nói ngu xuẩn “từ xưa đến nay đã là lãnh thổ của XXX”.
TQ nham hiểm khi thất thế hay LỘ những nhân chứng vật chứng không thể chối cãi thi ĐỔ cho cấp dưới(hay địa phương),khi tranh luận KHOA HỌC thi cũng bảo là sai...đây là TRÒ LẤU CÁ của TQ.
Trả lờiXóaChúng ta phải KIÊN ĐỊNH đấu tranh,chỉ khi nào thắng lợi hoàn toàn mới thôi.Kể cả chiến tranhnết TQ xâm lược nước ta.
Ôi chết cười "Hẹn gặp tại giờ G, điểm G" bí mật không kém Việt minh ngày xưa. Thời thế đảo ngược chăng?
Trả lờiXóaKhông tin được dù đó là sự thật . Tụi này nó nói xuôi cũng được mà nó nói ngược cũng xong . Nó gây hấn xong lại bai bãi nói rằng Việt Nam và Philippine gây hấn trước , rồi vùng đặc quyền kinh tế của ta nó nói là của nó .Nó đánh đòn gió nó lại tung hỏa mù là anh em đồng chí cứ thực thi < 16 chữ vàng và 4 tốt > .Bao nhiêu triều đại xưa phải triều cống nó nên không mở mày mở mặt lên dược , không biết phát triển công thương như Hàn Quốc , Nhật Bản ... chỉ biết làm lúa nước và lúa rẫy nên thường hay đói giáp hạt ...Bây giờ là hôi nhập và toàn cầu hóa là cơ hội để bứt phá thành một quốc gia hiện đại mà cứ hòa hoãn để học theo kinh tế , văn hóa , giáo dục ... và kể cả xây dựng mô hình xã hội theo nó là mạc luôn . Quan hệ đa phương đa dạng đâu không thấy khi thằng hàng xóm , anh em sách dao qua hăm dọa chẳng thấy đồng minh nào lên tiếng kể cả hàng xóm trong khối ASEAN. Bây giờ phải trang bị vũ khí hiện đại thôi , và tìm kiếm đồng minh mạnh để chống lưng là tốt nhất.
Trả lờiXóaAnh Diện ơi!
Trả lờiXóaTôi vừa đọc trên nguyenvantuan.net có bài nói về hội thảo AN NINH HÀNG HẢI Ở BIỂN ĐÔNG, anh đã xem qua chưa? Hay lắm anh ạ, và nếu đúng như bài báo đó viết thì cũng chẳng cần quan tâm đến thông tin NÓNG và MỚI làm gì nữa đâu anh ạ!
Nếu được, tôi nghĩ anh nên đăng lại bài đó cho mọi người cùng đọc để biết.
Chào anh!
Bác Quý phát biểu đây này, hoan hô bác:
Trả lờiXóa"Ba diễn giả đến từ Hà Nội cùng được đánh giá cao trong việc am tường lịch sử cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã khéo léo trình bày vấn đề và chinh phục được sự ủng hộ của công luận quốc tế.
Ðặc biệt là Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội, trong phần thuyết phục Giáo Sư Su Hao là Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đã làm cử tọa cảm động, khi ông phân trần:
“Tôi muốn nói với Giáo Sư Su Hao rằng ông phải nhớ là sự chịu đựng của con người có giới hạn, dân chúng VN đã giận dữ từ nhiều năm nay. Nếu muốn có tình hữu nghị lâu dài thì không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, thì hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ mỗi ngày người dân Việt Nam không được đi đánh cá để kiếm sống, hay phải sống trong sợ hãi, là mỗi ngày họ thêm thù oán ghét bỏ chính sách của Trung Quốc.”
Nhưng điều làm những ai chú ý nghe ngạc nhiên nhất là khi Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý đơn cử cuộc hải chiến Hoàng Sa của Hải Quân VNCH để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao.
Ông nói:
“Một điều quan trọng cần phải đưa lên ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao là Việt Nam đã thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc chia đôi.
Chính cuộc chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào sử sách (put in the record)".
Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền Hà Nội đề cập đến sự kiện lịch sử này."
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=133020&z=0
Những người quá khích đa số ít học và không biết ngoại ngữ tốt nên đẽ bị CP chú phỉnh lừa bịp. Những người học rộng hiểu nhiều, giỏi ngoại ngữ có thông tin đa chiều nên xóa mù thông tin, nhận ra chân lý. Thanh thiếu niên TQ vẫn bị nhồi sọ tư tưởng nước lớn và hiếu chiến.
Trả lờiXóaĐây là trận chiến cả thế giới TB nhìn vào để cười, để chế diễu. Hai tau CS cuối cùng lẽ ra phải đoàn kết lật lại lịch sử thế giới với chủ nghĩa vô địch của mình thì lại quay sang cắn nhau. Đồng chí ư? Đồng chế ư? Đồng chủng ư? Đồng Văn ư? Đọc lại học thuyết đấu tranh sinh tồn đi. Các loại càng gần nhau, càng có nhu cầu giống nhau càng đấu tranh khốc liệt hơn. Hãy tập chơi với mấy ông bạn xa ta. Ông ăn mì ta ăn cơm, có giành nhau thực phẩm mà làm gì.
Trả lờiXóaĐường bám vào mấy cái "đồng" vớ vẩn mà rước họa vào nhà. Chỉ nên đồng lòng với nhân dân là đủ rồi. Khi nào thuyền lật rồi thì chẳng hối hận kịp.