Nhà báo Đào Tuấn:
Bữa tiệc chúng ta sắp chén đẫy hôm nay…
Bữa cơm, toàn rau rừng của 7 đứa trẻ trong một câu chuyện đỉnh cao về tắc trách và máu lạnh.
Chuyện như sau: Anh Xuyên, ở Chiêm Hoá, Tuyên Quang- bố của 5 đứa trẻ họ Trương, nhưng trên giấy tờ thì lại là họ Chương. Có thể là do cách phát âm khi làm giấy tờ.
Suốt bao năm, chỉ vì cái chữ Trương/Chương này mà gia đình không làm được hộ khẩu. Và 5/7 đứa con của anh, đứa lớn, đã 14 tuổi- suốt bao năm lâm vào cảnh thất học..
Nguyên do không được đến trường là vì không có hộ khẩu.
Quyền được giáo dục của trẻ em được ghi trong điều 37 Hiến pháp. Nhưng thực tế thì hiến pháp là hiến pháp, hộ khẩu là hộ khẩu mà kệ mẹ chúng mày là kệ mẹ chúng mày.
Bữa trước, một thanh niên ở Từ Sơn, Bắc Ninh đã treo cổ tự vẫn trước những áp lực của cái nghèo và sự cùng quẫn.
Dịch covid-19 đã khiến xưởng mộc của N bị ảnh hưởng. Anh, không rượu chè, cờ bạc, trai gái gì- nhưng không có cách gì để kiếm tiền.
Không một xu, trong hoàn cảnh vợ dại, 2 con thơ. Trong hoàn cảnh bố câm điếc bẩm sinh, mẹ ung thư giai đoạn cuối, bà nội, đã ngoài 80, đau yếu liên tục.
Có một chi tiết là năm ngoài, N đã phải bán đi một quả thận để có tiền chữa trị bệnh tật cho mẹ.
Bữa tiệc chúng ta sắp chén đẫy hôm nay…
Bữa cơm, toàn rau rừng của 7 đứa trẻ trong một câu chuyện đỉnh cao về tắc trách và máu lạnh.
Chuyện như sau: Anh Xuyên, ở Chiêm Hoá, Tuyên Quang- bố của 5 đứa trẻ họ Trương, nhưng trên giấy tờ thì lại là họ Chương. Có thể là do cách phát âm khi làm giấy tờ.
Suốt bao năm, chỉ vì cái chữ Trương/Chương này mà gia đình không làm được hộ khẩu. Và 5/7 đứa con của anh, đứa lớn, đã 14 tuổi- suốt bao năm lâm vào cảnh thất học..
Nguyên do không được đến trường là vì không có hộ khẩu.
Quyền được giáo dục của trẻ em được ghi trong điều 37 Hiến pháp. Nhưng thực tế thì hiến pháp là hiến pháp, hộ khẩu là hộ khẩu mà kệ mẹ chúng mày là kệ mẹ chúng mày.
Bữa trước, một thanh niên ở Từ Sơn, Bắc Ninh đã treo cổ tự vẫn trước những áp lực của cái nghèo và sự cùng quẫn.
Dịch covid-19 đã khiến xưởng mộc của N bị ảnh hưởng. Anh, không rượu chè, cờ bạc, trai gái gì- nhưng không có cách gì để kiếm tiền.
Không một xu, trong hoàn cảnh vợ dại, 2 con thơ. Trong hoàn cảnh bố câm điếc bẩm sinh, mẹ ung thư giai đoạn cuối, bà nội, đã ngoài 80, đau yếu liên tục.
Có một chi tiết là năm ngoài, N đã phải bán đi một quả thận để có tiền chữa trị bệnh tật cho mẹ.
Và rồi giờ đây, khi không còn gì để bán nữa.
N, cũng như gia đình 7 đứa trẻ ở Tuyên Quang, đang sống ở đáy nghèo. Nghèo tiền bạc, nghèo chữ nghĩa, nghèo hiểu biết, nghèo cả tiếng nói trong xã hội này. Và, cái nghèo nhất là mất đi một lối thoát, một hi vọng.
Hãy nhìn bữa cơm chỉ toàn rau. Và cơm có thịt chỉ là một ước mơ.
Trong khi đó thì khắp nơi là cặp da, là quảng trường, tượng đài, là đấy, là 11 chữ ngót 11 tỉ bạc.
Cụ Đoàn Phú Tứ, trong bữa tiệc đám cưới người nhà đại tá Trần Dụ Châu năm xưa đã viết gì nhỉ: “Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ".
Mỉa mai thay chế độ “của dân, do dân, vì dân”
Trả lờiXóaĐỌC BÀI VIẾT CỦA ĐÀO TUẤN MÀ THẤY LÒNG TÊ TÁI. XÃ HỘI CỦA DÂN DO DÂN VÀ VÌ DÂN ĐÂY Ư?
Trả lờiXóaĐọc "MỘT CHUYỆN QUÁ ĐAU LÒNG TRONG CHẾ ĐỘ TA" của Nhà báo Đào Tuấn, tưởng như không thể tin nổi lại có thật 100%. Vừa rồi tôi nghe người cháu họ kể, bố nằm bệnh viện, bác sĩ cho biết bệnh tình không qua khỏi, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi. Cháu phải đưa bao thư lót tay, dịch vụ xe chuyên chở của bệnh viện mới cung cấp xe.
Trả lờiXóaNgẫm nghĩ, người nghèo chưa tìm ra lối thoát, bữa cơm toàn rau, người chết rồi vẫn còn bị đày đọa, đất nước sẽ đi về đâu ? ? ?
Những bữa tiệc mừng thành công của đại hội đảng các cấp hiện nay đang diễn ra ở khắp mọi nơi, có giá trị từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng, ông CTN Trọng có biết không? Để xảy ra những việc đau lòng như đã nêu là trách nhiệm của ông đó, đừng ngồi trong phòng máy lạnh, ăn sâm, uống yến mà "xã hội ta chưa bao giờ đẹp như hôm nay", ông hãy với trách nhiệm là chủ tịch nước, đi đến vùng sâu, vùng xa xem nhân dân sinh sống ra sao mà về làm cho đúng vai trò của cái chức mà ông đã cố lấy cho bằng được!!!
Trả lờiXóaĂn không chừa thứ gì của dân mà! Nhất định là ăn tất! Ăn hết! Ăn không chừa thứ gì! Cái này không phải thường dân nói! Đấy là nguyên phó chủ tịch nước, bà Doan, nói đấy! Lời nói của phó chủ tịch nước nói về chế độ ta thì làm sao mà sai được! Chỉ từ đúng đến rất đúng mà thôi!
Trả lờiXóaKHÔNG ĐƯỢC CHẾT
Trả lờiXóaMột phụ nữ tàn tật,
Ở Hiệp Hòa, Bắc Giang,
Chết không giấy chứng tử,
Không được mượn xe tang.
Bà tàn tật từ bé,
Không chồng con, gia đình.
Còn nuôi hai em nhỏ
Cũng tàn tật như mình.
Thế mà rồi khi chết,
Người phụ nữ đáng thương,
Do nợ một triệu bảy,
Không được chết bình thường.
Một triệu bảy thuế phí –
Tiền an ninh quốc phòng,
Tiền đền ơn đáp nghĩa,
Tiền làm mương, be đồng.
Tiền ủng hộ khuyến học,
Tiền văn nghệ, hội xuân,
Tiền đồng bào bão lụt,
Tiền thuế đất, vân vân.
Chừng ấy khoản thuế phí
Đè nặng lên vai bà,
Một phụ nữ tàn tật,
Ở Bắc Giang, Hiệp Hòa.
Và bà đã ngã khuỵu
Dưới gánh nặng nợ nần.
Chết, không trả được nợ,
Nên chính quyền của dân
Không cho loa thông báo,
Không cho mượn xe tang,
Không cho khai chứng tử.
Như xưa, phạt vạ làng.
THẦY TBT
Dùng từ "chế độ ta" không phù hợp.
Trả lờiXóaThời phong kiến vua chúa di hành xem người dân sống như thế nào dưới các quan lại địa phương...Ngày nay nhân dân làm chủ rồi , đầy tớ chỉ lo hưởng thụ và hạ cánh an toàn.
Trả lờiXóaChế độ nào ấy chứ, chế độ ta tuyệt vời lắm
Trả lờiXóaBài báo này là một minh chứng cho Chuyện hài của TBT-CTN: 'Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay'.
Trả lờiXóaMà cũng lạ, ông Trọng là CTN mà chưa bao giờ ông đi thăm cuộc sống của nhân dân nhỉ, chỉ thấy suốt ngày ru rú ở Ba đình nói những điều mà ai cũng nói được. Ông nói học theo đạo đức HCM thì hãy đi thăm các tỉnh, thăm đồng bào các dân tộc như ông HCM ngày trước, còn nếu ông vin vào sức khỏe yếu mà không đi thì ông hãy từ chức đi.
Đọc xong buồn, xót xa cho số phận của người dân bất hạnh.. càng buồn hơn khi đọc tin ĐH đảng các cấp , cá tỉnh thành thông báo đấu thầu cặp da, bút .. làm quà lưu niệm tặng đảng viên CSVN là đại biểu dự ĐH tốn hàng tỉ đồng . Tốn tiền như vậy, liệu chất lượng ĐH, nghị quyết có làm lợi gì cho dân cho nước hay ngược lại ? Với tư cách "chủ nhân ông" - dân làm chủ - buồn hơn mất hộ khẩu.
Trả lờiXóa