Các quán trà đá tại Hà Nội vẫn hoạt động, khách hàng hầu hết không đeo khẩu trang.
Sự kiện: CUỘC CHIẾN MỚI CHỐNG COVID-19
Hà Nội: Xét nghiệm PCR gặp khó do thiếu vật tư
Tiền Phong
11/08/2020 06:24
TP - Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội chiều 10/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay nguồn cung cấp vật tư xét nghiệm đang gặp nhiều khó khăn.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Việc lấy mẫu xét nghiệm PCR bị chậm
Hà Nội công bố kết quả 652 mẫu xét nghiệm RT-PCR tìm COVID-19
Tại cuộc họp, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm cho biết, quận có 5.560 người về từ Đà Nẵng, trong đó 4.441 người về từ 15/7. “Chúng tôi đã lấy mẫu RT-PCR 550 trường hợp, còn cần thêm 3.890 bộ xét nghiệm, đề nghị thành phố cung cấp”, Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm nói. Trong khi đó, đại diện quận Nam Từ Liêm cho biết, mới chỉ lấy mẫu xét nghiệm PCR 536 trường hợp; số người còn chờ lấy mẫu lên tới 4.217.
Quận Thanh Xuân cũng mới lấy mẫu 493 trường hợp (kết quả 102 âm tính, còn lại đang chờ); còn thiếu khoảng 4.500 mẫu. Quận Cầu Giấy có hơn 6.000 người về từ Đà Nẵng, trong khi cũng chỉ mới lấy mẫu 390 trường hợp. Hà Đông lấy được 500 mẫu/7414 trường hợp về từ 15/7 đến nay. Lãnh đạo huyện Hoài Đức cũng đề nghị cấp thêm khoảng 1.900 bộ xét nghiệm RT-PCR.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, thành phố đã vận động tài trợ được 30.000 que và ống lấy mẫu phục vụ xét nghiệm RT-PCR, còn lại hơn 40.000 bộ, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ thành phố. Thành phố sẽ làm việc với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư về số lượng thiết bị này theo chỉ đạo từ Bộ Y tế.
Theo Phó Giám đốc Phụ trách CDC Hà Nội Trương Quang Việt, hiện số mẫu xét nghiệm đã chuyển cho các bệnh viện T.Ư là 7.668. Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 6.531 mẫu, kết quả 2.672 âm tính, còn lại đang chờ; Viện Nhi T.Ư 324/324 mẫu âm tính; Viện Nhiệt đới T.Ư 30/30 mẫu âm tính.
Ông Việt cho biết, từ 7/8, đã nhận tài trợ 9.000 bộ kit xét nghiệm, ống lấy mẫu từ Bệnh viện Tâm Anh, thêm 500 bộ kit của một nhà tài trợ khác. “Hôm nay có thêm thông báo sẽ nhận 20.000 phương tiện lấy mẫu từ Bệnh viện Hồng Ngọc, đã nhận được 5.000 và cấp phát cho các quận, huyện để phục vụ lấy mẫu”, ông Việt nói.
Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, hiện, đơn vị đang đặt lịch làm việc với Học viện Quân y, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư về vật tư phục vụ xét nghiệm RT-PCR. Việc mua sắm cũng đã hoàn thiện các thủ tục, chờ xin ý kiến Sở Y tế và UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo đánh giá, khả năng cung cấp các vật tư y tế phục vụ xét nghiệm là khó khăn. Ông Việt cho biết, có 3 đơn vị cung ứng các ống xét nghiệm này.
Một đơn vị ở TPHCM, vận chuyển ra Hà Nội mất 2 ngày. Đơn vị thứ hai là Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, phải đáp ứng nhiều nơi. Nơi thứ ba là Trung tâm sản xuất của Học viện Quân y cũng đang rất khó khăn. Về việc này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý nói, Sở Y tế và CDC cần làm việc với các đơn vị của Bộ Y tế để có đủ các ống, môi trường, que lấy mẫu. “Nếu mỗi ngày chỉ lấy được 4.000 - 5.000 mẫu thì không kịp tiến độ”, ông Quý nói.
Phải đạt 10 - 12 nghìn mẫu/ngày
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói, công tác phòng chống dịch còn kéo dài. Vì thế, cần quán triệt tinh thần thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội. Theo ông Chung, hiện nay, theo đánh giá của Thường trực Thành ủy, công tác tuyên truyền chưa đủ độ, dưới cơ sở còn chưa thực hiện quyết liệt như đợt trước. Vẫn còn tình trạng người dân ra đường không đeo khẩu trang; việc quản lý người cách ly tại nhà vẫn chưa được chặt chẽ.
Vì thế, ông Chung yêu cầu tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân trở về từ Đà Nẵng từ ngày 8/7 khai báo y tế. Những người về từ ngày 15/7 phải xét nghiệm RT-PCR. “Tiến độ đang bị chậm do thiếu que lấy mẫu và ống vận chuyển, bảo quản. CDC nhận được bao nhiêu cần chuyển ngay cho các quận huyện để lấy mẫu, đạt được 10 - 12 nghìn mẫu/ngày, bởi vì năng lực xét nghiệm của T.Ư vượt qua con số này”, ông Chung nói.
Không bị xử phạt, người dân thờ ơ với dịch
Nhiều quán bia, trà đá ở Hà Nội vẫn hoạt động; khách hàng tấp nập, không đeo khẩu trang. Trong các chung cư, dân cũng lơ là. Trong khi đó, lực lượng chức năng địa phương hành động chưa rõ nét, thiếu quyết liệt trong kiểm tra, xử lý.
Hà Nội: Xét nghiệm PCR gặp khó do thiếu vật tư
Tiền Phong
11/08/2020 06:24
TP - Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội chiều 10/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay nguồn cung cấp vật tư xét nghiệm đang gặp nhiều khó khăn.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Việc lấy mẫu xét nghiệm PCR bị chậm
Hà Nội công bố kết quả 652 mẫu xét nghiệm RT-PCR tìm COVID-19
Tại cuộc họp, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm cho biết, quận có 5.560 người về từ Đà Nẵng, trong đó 4.441 người về từ 15/7. “Chúng tôi đã lấy mẫu RT-PCR 550 trường hợp, còn cần thêm 3.890 bộ xét nghiệm, đề nghị thành phố cung cấp”, Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm nói. Trong khi đó, đại diện quận Nam Từ Liêm cho biết, mới chỉ lấy mẫu xét nghiệm PCR 536 trường hợp; số người còn chờ lấy mẫu lên tới 4.217.
Quận Thanh Xuân cũng mới lấy mẫu 493 trường hợp (kết quả 102 âm tính, còn lại đang chờ); còn thiếu khoảng 4.500 mẫu. Quận Cầu Giấy có hơn 6.000 người về từ Đà Nẵng, trong khi cũng chỉ mới lấy mẫu 390 trường hợp. Hà Đông lấy được 500 mẫu/7414 trường hợp về từ 15/7 đến nay. Lãnh đạo huyện Hoài Đức cũng đề nghị cấp thêm khoảng 1.900 bộ xét nghiệm RT-PCR.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, thành phố đã vận động tài trợ được 30.000 que và ống lấy mẫu phục vụ xét nghiệm RT-PCR, còn lại hơn 40.000 bộ, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ thành phố. Thành phố sẽ làm việc với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư về số lượng thiết bị này theo chỉ đạo từ Bộ Y tế.
Theo Phó Giám đốc Phụ trách CDC Hà Nội Trương Quang Việt, hiện số mẫu xét nghiệm đã chuyển cho các bệnh viện T.Ư là 7.668. Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 6.531 mẫu, kết quả 2.672 âm tính, còn lại đang chờ; Viện Nhi T.Ư 324/324 mẫu âm tính; Viện Nhiệt đới T.Ư 30/30 mẫu âm tính.
Ông Việt cho biết, từ 7/8, đã nhận tài trợ 9.000 bộ kit xét nghiệm, ống lấy mẫu từ Bệnh viện Tâm Anh, thêm 500 bộ kit của một nhà tài trợ khác. “Hôm nay có thêm thông báo sẽ nhận 20.000 phương tiện lấy mẫu từ Bệnh viện Hồng Ngọc, đã nhận được 5.000 và cấp phát cho các quận, huyện để phục vụ lấy mẫu”, ông Việt nói.
Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, hiện, đơn vị đang đặt lịch làm việc với Học viện Quân y, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư về vật tư phục vụ xét nghiệm RT-PCR. Việc mua sắm cũng đã hoàn thiện các thủ tục, chờ xin ý kiến Sở Y tế và UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo đánh giá, khả năng cung cấp các vật tư y tế phục vụ xét nghiệm là khó khăn. Ông Việt cho biết, có 3 đơn vị cung ứng các ống xét nghiệm này.
Một đơn vị ở TPHCM, vận chuyển ra Hà Nội mất 2 ngày. Đơn vị thứ hai là Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, phải đáp ứng nhiều nơi. Nơi thứ ba là Trung tâm sản xuất của Học viện Quân y cũng đang rất khó khăn. Về việc này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý nói, Sở Y tế và CDC cần làm việc với các đơn vị của Bộ Y tế để có đủ các ống, môi trường, que lấy mẫu. “Nếu mỗi ngày chỉ lấy được 4.000 - 5.000 mẫu thì không kịp tiến độ”, ông Quý nói.
Phải đạt 10 - 12 nghìn mẫu/ngày
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói, công tác phòng chống dịch còn kéo dài. Vì thế, cần quán triệt tinh thần thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội. Theo ông Chung, hiện nay, theo đánh giá của Thường trực Thành ủy, công tác tuyên truyền chưa đủ độ, dưới cơ sở còn chưa thực hiện quyết liệt như đợt trước. Vẫn còn tình trạng người dân ra đường không đeo khẩu trang; việc quản lý người cách ly tại nhà vẫn chưa được chặt chẽ.
Vì thế, ông Chung yêu cầu tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân trở về từ Đà Nẵng từ ngày 8/7 khai báo y tế. Những người về từ ngày 15/7 phải xét nghiệm RT-PCR. “Tiến độ đang bị chậm do thiếu que lấy mẫu và ống vận chuyển, bảo quản. CDC nhận được bao nhiêu cần chuyển ngay cho các quận huyện để lấy mẫu, đạt được 10 - 12 nghìn mẫu/ngày, bởi vì năng lực xét nghiệm của T.Ư vượt qua con số này”, ông Chung nói.
Không bị xử phạt, người dân thờ ơ với dịch
Nhiều quán bia, trà đá ở Hà Nội vẫn hoạt động; khách hàng tấp nập, không đeo khẩu trang. Trong các chung cư, dân cũng lơ là. Trong khi đó, lực lượng chức năng địa phương hành động chưa rõ nét, thiếu quyết liệt trong kiểm tra, xử lý.
Theo khảo sát của PV Tiền Phong, tại các tuyến phố Ngô Thì Nhậm (Hà Đông), Trung Kính (Cầu Giấy), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân)… nhiều quán trà đá, hàng nước vỉa hè vẫn hoạt động. 17h30 chiều 7/8, các quán trà đá, thịt xiên xung quanh chung cư CT1, CT2 đường Ngô Thì Nhậm, phường Hà Cầu (Hà Đông) gần 50 người ngồi uống nước, nói chuyện rôm rả. Cách đó không xa, tại quán trà đá trên đường Ngô Đình Mẫn, phường La Khê tập trung khá đông khách uống nước, ngay cạnh đó là bàn cờ tướng, nhiều người đứng, ngồi chụm đầu xem thi đấu, đa số không đeo khẩu trang.
7h00 sáng 8/8, tại ngõ 193 đường Trung Kính, nơi được biết đến với hàng chục quán cà phê, nước giải khát có rất đông người. Tại quận Thanh Xuân, Đống Đa các cửa hàng ăn uống cũng khá đông đúc, hầu hết không quan tâm đến việc giữ khoảng cách an toàn.
Bà Nguyễn Thị Mơ, chủ quán trà đá tại đường Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông cho biết, thu nhập của cả gia đình đều dựa vào quán trà đá và nhiều người vẫn đến uống nước nên cố gắng bán được ngày nào hay ngày đó. “Dịch bệnh phức tạp ở Đà Nẵng còn Hà Nội chưa xuất hiện nhiều nên vẫn bán. Nếu chính quyền nhắc nhở và xử phạt thì tôi lại đóng cửa”, bà Mơ nói thêm.
Trường Phong - Võ Hóa
7h00 sáng 8/8, tại ngõ 193 đường Trung Kính, nơi được biết đến với hàng chục quán cà phê, nước giải khát có rất đông người. Tại quận Thanh Xuân, Đống Đa các cửa hàng ăn uống cũng khá đông đúc, hầu hết không quan tâm đến việc giữ khoảng cách an toàn.
Bà Nguyễn Thị Mơ, chủ quán trà đá tại đường Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông cho biết, thu nhập của cả gia đình đều dựa vào quán trà đá và nhiều người vẫn đến uống nước nên cố gắng bán được ngày nào hay ngày đó. “Dịch bệnh phức tạp ở Đà Nẵng còn Hà Nội chưa xuất hiện nhiều nên vẫn bán. Nếu chính quyền nhắc nhở và xử phạt thì tôi lại đóng cửa”, bà Mơ nói thêm.
Trường Phong - Võ Hóa
Thật không thể hình dung được. Thủ đô của nước Việt nam lại thiếu vật tư thiết bị xét nghiệm phòng chống covid. Hóa ra các bộ xét nghiệm Hà nội vẫn dùng là do tài trợ. Vậy tiền phòng chống dịch đi đâu? Ngoài nguồn ngân sách, còn có hàng ngàn tỷ đồng do người dân và các DN đóng góp đâu rồi? Vậy mà luận công lao trong việc chống dịch, chủ tịch và phó chủ tịch Hà nội đều chia nhau huân chương. Nay dịch quay lại. Vật tư thiết bị trách nhiệm không đủ. Các ông có dám mạnh dạn đứng ra chịu trách nhiệm không?
Trả lờiXóaNhân dân VN cần nhớ đến chủ trương của cs Trung Quốc: "Không để csVN yếu mà cũng không được để csVN mạnh, có vậy thì csVN mới cam chịu làm thân phận làm phên dậu cho cs Trung Quốc".
Trả lờiXóaVN đã tương đối thành công trong việc phòng chống bệnh dịch Corona Vũ Hán trong giai đoạn đầu, điều này làm cho Trung Quốc an tâm hay khó chịu? Bây giờ VN đang đối đầu với dịch Corona giai đoạn 2, bệnh dịch lây lan phức tạp, dụng cụ - thuốc men y tế đang trong tình trạng báo động vì thiếu hụt, đây là do tình trạng quản lý yếu kém của lãnh đạo Đảng - Nhà nước - Bộ Y tế csVN hay có bàn tay của Trung Cộng nhúng vào? Ai biết rõ điều này và dám công bố, xin cho nhân dân chúng tôi được biết.
Toàn đi xin, làm gì có tiền để mua hoặc là tham nhũng hết rồi
Trả lờiXóa