09/07/2020 22:39
TPO - Trong buổi thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 20 diễn ra chiều 9/7, nhiều đại biểu HĐND TPHCM đề nghị UBND TPHCM có lộ trình thực hiện việc sắp xếp, bố trí cho phù hợp với tình hình địa phương đối với gần 2.300 cán bộ không chuyên trách dôi dư phải nghỉ việc.
TPO - Trong buổi thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 20 diễn ra chiều 9/7, nhiều đại biểu HĐND TPHCM đề nghị UBND TPHCM có lộ trình thực hiện việc sắp xếp, bố trí cho phù hợp với tình hình địa phương đối với gần 2.300 cán bộ không chuyên trách dôi dư phải nghỉ việc.
Theo tờ trình của UBND TPHCM về “số lượng, chức danh và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn”, TPHCM hiện có gần 6.800 cán bộ không chuyên trách. Thực hiện sắp xếp theo nghị định số 34 của Chính phủ, TPHCM sẽ dôi dư gần 2.300 người và theo quy định thì phải nghỉ việc.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Huỳnh Đặng Hà Tuyên cho rằng thời gian dự kiến áp dụng là từ ngày 1/8, tức chỉ chưa đầy 1 tháng nữa. Bà Tuyên băn khoăn: “Triển khai như vậy rất đột ngột và tạo ra nhiều áp lực không cần thiết. Số lượng cán bộ không chuyên trách còn lại rất khó đảm đương công việc vốn đã quá tải. TPHCM cần có lộ trình thực hiện việc sắp xếp, bố trí cho phù hợp với tình hình địa phương”.
Đồng tình, đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung lưu ý UBND TPHCM cần có phương án cụ thể, như: Giảm ai, giảm vào thời gian nào… bà Nhung cảnh báo: Nếu giảm một lúc gần 2.300 người cùng với cả trăm ngàn người lao động mất việc vì dịch COVID-19 thì khó chấp nhận.
Theo đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung, trong 6 tháng đầu năm 2020, TPHCM có hơn 300.000 lao động nghỉ việc trên địa bàn TPHCM. Tình hình dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp trên thế giới và nếu xuất nhập khẩu còn gián đoạn, nguyên phụ liệu của doanh nghiệp không còn, thì tình hình lao động tiếp tục mất việc làm, dự kiến khoảng 500.000 người trong 6 tháng cuối năm 2020. Điều đó tác động lớn đến thực hiện nhiều chỉ tiêu mà HĐND TPHCM đã thông qua, trong đó có chỉ tiêu về giải quyết việc làm.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Huỳnh Đặng Hà Tuyên cho rằng thời gian dự kiến áp dụng là từ ngày 1/8, tức chỉ chưa đầy 1 tháng nữa. Bà Tuyên băn khoăn: “Triển khai như vậy rất đột ngột và tạo ra nhiều áp lực không cần thiết. Số lượng cán bộ không chuyên trách còn lại rất khó đảm đương công việc vốn đã quá tải. TPHCM cần có lộ trình thực hiện việc sắp xếp, bố trí cho phù hợp với tình hình địa phương”.
Đồng tình, đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung lưu ý UBND TPHCM cần có phương án cụ thể, như: Giảm ai, giảm vào thời gian nào… bà Nhung cảnh báo: Nếu giảm một lúc gần 2.300 người cùng với cả trăm ngàn người lao động mất việc vì dịch COVID-19 thì khó chấp nhận.
Theo đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung, trong 6 tháng đầu năm 2020, TPHCM có hơn 300.000 lao động nghỉ việc trên địa bàn TPHCM. Tình hình dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp trên thế giới và nếu xuất nhập khẩu còn gián đoạn, nguyên phụ liệu của doanh nghiệp không còn, thì tình hình lao động tiếp tục mất việc làm, dự kiến khoảng 500.000 người trong 6 tháng cuối năm 2020. Điều đó tác động lớn đến thực hiện nhiều chỉ tiêu mà HĐND TPHCM đã thông qua, trong đó có chỉ tiêu về giải quyết việc làm.
Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung
Bà Nhung đặt vấn đề: “TPHCM có giải pháp ra sao? Khi công nhân bị mất việc làm thì việc liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp khác như thế nào để người lao động sớm tái trở lại thị trường lao động”.
Đại biểu Nguyễn Thị Nga đề nghị UBND TPHCM đánh giá xác thực tình hình lao động mất việc, lao động giảm việc, người lao động Việt Nam từ nước ngoài về nước tránh dịch, lao động các tỉnh đến TPHCM kiếm việc làm… vì không chỉ là vấn đề việc làm, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
“TPHCM cần có giải pháp chuyển đổi việc làm cho người lao động, bảo vệ người lao động trong trường hợp này”, bà Nga nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Nga đề nghị UBND TPHCM đánh giá xác thực tình hình lao động mất việc, lao động giảm việc, người lao động Việt Nam từ nước ngoài về nước tránh dịch, lao động các tỉnh đến TPHCM kiếm việc làm… vì không chỉ là vấn đề việc làm, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
“TPHCM cần có giải pháp chuyển đổi việc làm cho người lao động, bảo vệ người lao động trong trường hợp này”, bà Nga nói.
Cán bộ công chức UBND phường 7,Quận Phú Nhuận (TPHCM) giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân
Trước đó vào sáng cùng ngày, tại phiên khai mạc kỳ họp, trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình của UBND TPHCM về số lượng, chức danh và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn trên địa bàn, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TPHCM Phạm Quỳnh Anh cho biết theo tờ trình của UBND TPHCM, đến tháng 12/2019 số lượng người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP là 6.787 người.
Với đề án sắp xếp theo nghị định số 34 của Chính phủ thì TPHCM sẽ dôi dư 2.299 người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn. Đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn loại 1 sẽ có tối đa 14 người hoạt động không chuyên trách, đơn vị loại 2 là tối đa 12 người và đơn vị loại 3 là tối đa 10 người.
Với đề án sắp xếp theo nghị định số 34 của Chính phủ thì TPHCM sẽ dôi dư 2.299 người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn. Đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn loại 1 sẽ có tối đa 14 người hoạt động không chuyên trách, đơn vị loại 2 là tối đa 12 người và đơn vị loại 3 là tối đa 10 người.
Phó Ban Pháp chế HĐND TPHCM Phạm Quỳnh Anh trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình của UBND TPHCM
Tuy nhiên, Nghị định này không quy định thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với trường hợp người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp.
Theo tờ trình của UBND TPHCM, trường hợp người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn phải nghỉ việc do dôi dư, được đề nghị được hỗ trợ thêm mỗi năm công tác với mức trợ cấp bằng 1,5 tháng tiền lương/mỗi năm công tác theo trình độ chuyên môn.
Sở Nội vụ dự kiến mức kinh phí chi trả chế độ cho 2.299 đối tượng trên là 12 tỷ đồng/năm.
Huy Thịnh
Theo tờ trình của UBND TPHCM, trường hợp người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn phải nghỉ việc do dôi dư, được đề nghị được hỗ trợ thêm mỗi năm công tác với mức trợ cấp bằng 1,5 tháng tiền lương/mỗi năm công tác theo trình độ chuyên môn.
Sở Nội vụ dự kiến mức kinh phí chi trả chế độ cho 2.299 đối tượng trên là 12 tỷ đồng/năm.
Huy Thịnh
Nghỉ bớt, nghỉ hết đi, dân không cần mà cứ nhảy xổ đòi làm!
Trả lờiXóaCán bộ là khách không mời mà đến!
Trả lờiXóaNhà báo tự do Phạm Xhis Dũng quả là am tường chính trị nội bộ của Việt Nan:
Trả lờiXóa------------
Cho tới nay đã như hình thành một trục trong đại án trên : Trịnh Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng - Đinh La Thăng. Điểm cuối của trục này có thể là Nguyễn Tấn Dũng.
(nhà báo tự do Phạm Chí Dũng)