Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Lật chồng báo cũ: 1700 XE ĐẠP TUẦN TRA CỦA CA HÀ NỘI GIỜ RA SAO?


Xe đạp tuần tra Công an Hà Nội ‘đắp chiếu’ 

Tháng 8-2015, Công an TP Hà Nội bắt đầu thí điểm mô hình tuần tra bằng xe đạp. Theo đó, lực lượng cảnh sát trật tự tại các phường trên địa bàn thủ đô sẽ được cấp xe đạp chuyên dụng để thực hiện nhiệm vụ. Công an TP Hà Nội cho rằng việc tuần tra bằng xe đạp sẽ giúp cảnh sát trật tự tiếp cận các khu vực ngõ ngách nhỏ linh hoạt và cơ động. Bên cạnh đó, mô hình này được kỳ vọng góp phần làm cho hình ảnh người cảnh sát gần gũi, thân thiện với dân hơn. 

Xe chuyên dụng bị “xếp xó”

Sau gần ba năm, mô hình nói trên vẫn đang duy trì. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mang lại, một số phản ánh từ người dân cho rằng hình ảnh chiến sĩ cảnh sát trật tự cùng chiếc xe đạp đang ngày càng thưa dần. Tại một số trụ sở công an phường, nhiều xe đạp không dùng tới, bị “xếp xó”, phủ bụi và xuống cấp.

Ngày 10-5, ghi nhận thực tế tại Công an phường Yên Phụ (quận Tây Hồ), đơn vị này có khoảng 20 chiếc xe đạp tuần tra chuyên dụng. Tất cả số xe trên được xếp ngay ngắn tại khu vực trong cùng của lán để xe. Đáng chú ý, rất nhiều chiếc bị phủ một lớp bụi dày, giống như đã rất lâu chưa được dùng tới. Liên hệ Trung tá Dương Hồng Kết, Trưởng Công an phường Yên Phụ, để hỏi về hiệu quả của mô hình tuần tra bằng xe đạp, ông đề nghị PV trực tiếp tới trụ sở để trao đổi. Tuy nhiên, khi PV tới trụ sở, cán bộ trực ban báo Trung tá Kết đang đi học.



(PL)- Hình ảnh các chiến sĩ CA đạp xe xuống địa bàn tiếp xúc người dân nay thưa dần.

 

Có tới sáu trong tổng số tám chiếc xe đạp tại trụ sở Công an phường Tràng Tiền còn nguyên bọc nylon. Ảnh: T.PHAN 
Cảnh sát khu vực Công an phường Thanh Bình đi cơ sở bằng xe đạp. Ảnh: HẢI HIẾU

Tương tự, tại trụ sở Công an phường Phúc Xá (quận Ba Đình), 14 chiếc xe đạp chuyên dụng được xếp ngay ngắn trong khu vực nhà xe của đơn vị. Nhiều chiếc cũng bị phủ một lớp bụi mỏng. Hoặc như tại trụ sở Công an phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ), có khoảng bảy chiếc xe đạp được dựng gọn gàng tại khu vực có mái tôn che. Liên hệ với lãnh đạo Công an phường Thụy Khuê, vị này từ chối và đề nghị PV làm việc với Công an quận Tây Hồ.



1.700 chiếc xe đạp đã được Công an TP Hà Nội cấp cho lực lượng cảnh sát khu vực của công an các phường sau ba năm thực hiện. Vừa rồi, Công an TP Hà Nội tiếp tục triển khai đề án cấp thêm xe đạp chuyên dụng cho lực lượng cảnh sát khu vực. 

Chỉ là số ít?

Đặc biệt, tại trụ sở Công an phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm), tám chiếc xe đạp được xếp thẳng hàng ở khu vực sân trước của đơn vị. Tuy nhiên, trong số này có tới sáu chiếc vẫn còn nguyên lớp nylon bọc phía ngoài. Để tìm hiểu tại sao có nhiều xe còn mới nguyên như vậy, PV xin gặp Trung tá Hà Quyết Thắng, Trưởng Công an phường Tràng Tiền. Vị này từ chối và đề nghị liên hệ với Công an quận Hoàn Kiếm.

“Số xe phường vẫn để nguyên vì đó là xe mới nhận. Xe đạp thì thỉnh thoảng mới sử dụng. Có lúc phải sử dụng những phương tiện khác, phải dùng ô tô đi bắt giữ hàng. Cơ bản dùng ô tô nhiều hơn. Những khó khăn, thuận lợi tôi đã báo cáo về quận nên để biết tổng thể, nhà báo có thể lên quận gặp để nắm rõ hơn” - Trung tá Thắng nói qua điện thoại.

Trong khi đó, một cán bộ công an tại đơn vị này cho hay số xe đạp trên không được dùng hết. “Thực tế cũng có bất tiện nhất định, ví dụ đi xe đạp mà phát hiện vi phạm gì thì lại phải gọi về thông báo cho phường rồi mới đến xử lý” - vị này cho biết.

Thông tin thêm về vấn đề này, Thượng tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Công an TP Hà Nội, khẳng định việc xe đạp chuyên dụng bị “đắp chiếu” tại các phường chỉ là số ít. Theo Thượng tá Nghĩa, kế hoạch của giám đốc Công an TP về sử dụng xe đạp trong công tác tuần tra kiểm soát, giữ gìn trật tự đô thị vẫn được thực hiện bình thường. “Đâu đó có một số phường không sử dụng hết công năng, công suất nhưng đây chỉ là số ít” - vị trưởng phòng khẳng định.


Xe đạp tuần tra là tốt nhưng khó thực hiện
Tại Đà Nẵng, mô hình cảnh sát khu vực đi xe đạp tuần tra hoặc gặp gỡ dân bắt đầu từ phường Thanh Bình (quận Hải Châu) năm 2013. Theo Thiếu tá Ngô Mạnh Cường, Trưởng Công an phường Thanh Bình, đến nay phường Thanh Bình vẫn còn duy trì tốt hoạt động này. Sở dĩ việc đi xe đạp được thực hiện tốt là do trên địa bàn phường có nhiều hẻm nhỏ. Ngoài ra, địa bàn phường chỉ nằm gói gọn trong 0,75 km2 nên bán kính này đi xe đạp là thuận lợi nhất.
Thiếu tá Cường cho biết cuối năm 2015, TP Đà Nẵng triển khai mạnh mô hình này trên toàn TP. Nhiều phường được nhận xe đạp về để tuần tra nhưng thực tế cho thấy một số phường không duy trì tốt hoạt động này. “Phường mình cũng duy trì tốt nhưng với mùa mưa thì cũng du di cho anh em. Chứ trời mưa mà đi xe đạp thì cực quá” - Thiếu tá Cường nói.
Phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu) có địa bàn rộng, từ phường đi đến các cơ sở vài kilomet, nếu đi xe đạp sẽ mất nhiều thời gian. Theo Trung tá Võ Đình Dũng, Trưởng Công an phường Hòa Cường Bắc, đơn vị này vẫn muốn duy trì mô hình này nhưng thực tế thì việc đi xe đạp không hiệu quả. Nếu ép cán bộ đi thì cũng chỉ làm theo phong trào.
 
TUYẾN PHAN - VIẾT THỊNH

10 nhận xét :

  1. Đảm bảo đến mùa đông năm nay dân nhậu Hà nội sẽ có thêm món: bắp ngựa cuốn rau rừng và thắng cố - made in CSCD. Ý đồ dùng ngựa để trấn áp biểu tình rất khó với dân châu Á: xa thì họ dùng súng cao su, gần thì ớt bột...chỉ khổ cho người ngồi trên ngựa thôi. Ngoài ra họ có thể ném lưới rách xuống chân ngựa là ngựa khỏi chạy!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu vậy họ sẽ rước voi về ... dầy ( mả tổ) nhân dân .

      Xóa
  2. Min - đơ ; Min - toalúc 11:11 11 tháng 6, 2020

    Rằng hay thì thật là hay ( lý thuyết ).
    Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào ( Thực tiễn )

    Trả lờiXóa
  3. Sau 1700 xe đạp của dự án xe đạp tuần tra không hiệu quả, không hiểu ai sẽ là người chịu trách nhiệm hay lại xuê xoa với nhau: Ồ, chuyện nhỏ, người ta còn thất thoát hàng ngàn tỷ ấy chứ?
    Ông Tô Lâm nghĩ gì khi đầu tư hơn 100 con ngựa và trung đoàn kị binh cơ động cho Hà Nội sẽ chết dần, chết mòn và thất bại, lúc đó sẽ nói là do không hợp thủy thổ, do a, b, c,... rồi chuyển những con ngựa chưa chết cho bộ đội biên phòng dùng.
    Ở cái xứ Đông Lào này cứ lấy tiền của DÂN thoải mái chi xài, bớt xén,... trục trặc, thất bại thì đổ cho nhà nước, cho đất nước chứ chẳng chết thằng Tây thằng Tàu nào cả!!! Lạ thật cho CSVN?

    Trả lờiXóa
  4. Nên chuyển 1700 chiếc xe đạp này về vùng sâu vùng xa, cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em đi lại, học hành. Làm được như vậy sẽ phát huy được giá trị của số xe đạp này. Nếu để phủ bụi tại các trụ sở công an, sẽ nhanh xuống cấp một thời gian nữa sẽ trở thành sắt vụn.

    Trả lờiXóa
  5. 1700 xe x 3 triệu VNĐ/1 chiếc = 5tỷ 100 triệu đồng. Một số tiền không nhỏ, có thể cứu đói cho cả 1 huyện nghèo qua cơn ráp hạt.
    Tiền thuế của dân, không đ/c nào chịu trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
  6. Nếu chủ trương dùng ngựa thật thay " ngựa sắt " thì nên khẩn trương xử lý những con ngựa sắt này càng sớm càng tốt , thí dụ như cho sửa sang lại rồi tặng cho học trò nghèo , vùng sâu vùng xa...

    Trả lờiXóa
  7. VN ta sắp có cao ngựa bán giá hời rồi.

    Trả lờiXóa
  8. Bao nhiêu xe đạp đã được mua về cho cảnh sát VN sử dụng? Có bao nhiêu xe đạp được sử dụng thực sự đúng với mục đích? Có bao nhiêu xe đã để xó hoang phí? Sự lãng phí gây thất thoát công quỹ trong dự án này là bao nhiêu? Ai là người chịu trách nhiệm trong đề án tệ hại này và sẽ bị luật pháp (nếu còn tồn tại) truy xét ra sao?
    Các cơ quan công quyền nói chung và cơ quan cảnh sát trong việc này nói riêng cần phải minh bạch khi sử dụng công quỹ (là tiền do người dân đóng thuế). Sống và làm việc minh bạch với dân mà quan chức đảng viên không làm được hay không muốn làm thì cái hệ thống chính trị này nên tự dẹp đi vì đã quá hư hỏng rồi! Đừng để người dân càng ngày càng căm phẫn nữa. Đừng để người dân trên toàn đất nước phải đi đến tình trạng tức nước vỡ bờ!

    Trả lờiXóa
  9. Ý kiến ... Ý cò: Nên chăng dùng những chiếc xe đạp lịch sử để xây dựng một tượng đài?

    Trả lờiXóa