Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất xuất khẩu gạo. Ảnh: Hài Nguyễn
Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo tháng 4
Lao động
06/04/2020 | 21:37
Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo có kiểm soát trong bối cảnh dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Theo đó, Bộ khẳng định, lượng gạo dữ trữ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ngày 6.4, Bộ Công thương đã gửi có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn. Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn.
Căn cứ cho đề xuất này, bộ cho biết, trong 02 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu gạo đạt khoảng 930.000 tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đến ngày 15.3.2020, xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng 370.000 tấn so với cuối tháng 2.2020. Như vậy, bình quân mỗi ngày trong 15 ngày đầu tháng 3 xuất khẩu khoảng 25.000 tấn. Nếu xuất khẩu vẫn giữ nguyên tốc độ như 15 ngày đầu tháng 3, Quý I/2020 sẽ xuất khẩu gần 1,7 triệu tấn, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), đến ngày 27.3.2020, tổng lượng hợp đồng đã kg nhưng chưa giao hàng là 1,574 triệu tấn gạo. Trong đó, phai giao từ nay đến 31 tháng 5 năm 2020 là 1,385 triệu tấn. Lượng gạo hiện có trong kho của doanh nghiệp hội viên (60/92 hội viên) là 1,651 triệu tấn. Như vậy, chỉ tính riêng các doanh nghiệp hội viên của VFA, nếu tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo “không ký hợp đồng mới” của Thủ tướng Chính phủ, lượng gạo dư vào thời điểm 31 tháng 5 năm 2020 là khoảng 266.000 tấn.
Tính cả các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội có gửi báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương thì tổng lượng hợp đồng đã ký nhưng chưa giao hàng là 1,665 triệu tấn gạo. Lượng hiện có trong kho của doanh nghiệp là 1,708 triệu tấn gạo và 144.000 tấn thóc (tương đương khoảng 75.000 tấn gạo).
Trước tình hình này, các doanh nghiệp kiến nghị phương án xuất khẩu gạo có kiểm soát trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn đảm bảo duy trì sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Đoàn liên ngành cũng đề xuất lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và 5 vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ được phép xuất khẩu của năm 2019. Trước mắt trong tháng 4 cho xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.
Bộ Công Thương đề xuất Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý số lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 thông qua cộng dồn và trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan hàng xuất khẩu.
Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính đôn đốc, chỉ đạo Vinafood 1 và các công ty thành viên ưu tiên ký ngay hợp đồng với số lượng đã trúng thầu tại các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực theo kết quả đấu thầu. Chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không, nơi đã có đủ trang thiết bị nối mạng để Tổng cục Hải quan có thể theo dõi và phản ánh theo thời gian thực.
20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất phải ký thỏa thuận với ít nhất là 01 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện theo thỏa thuận, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục, Bộ Công Thương được quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.
Ngày 6.4, Bộ Công thương đã gửi có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn. Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn.
Căn cứ cho đề xuất này, bộ cho biết, trong 02 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu gạo đạt khoảng 930.000 tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đến ngày 15.3.2020, xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng 370.000 tấn so với cuối tháng 2.2020. Như vậy, bình quân mỗi ngày trong 15 ngày đầu tháng 3 xuất khẩu khoảng 25.000 tấn. Nếu xuất khẩu vẫn giữ nguyên tốc độ như 15 ngày đầu tháng 3, Quý I/2020 sẽ xuất khẩu gần 1,7 triệu tấn, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), đến ngày 27.3.2020, tổng lượng hợp đồng đã kg nhưng chưa giao hàng là 1,574 triệu tấn gạo. Trong đó, phai giao từ nay đến 31 tháng 5 năm 2020 là 1,385 triệu tấn. Lượng gạo hiện có trong kho của doanh nghiệp hội viên (60/92 hội viên) là 1,651 triệu tấn. Như vậy, chỉ tính riêng các doanh nghiệp hội viên của VFA, nếu tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo “không ký hợp đồng mới” của Thủ tướng Chính phủ, lượng gạo dư vào thời điểm 31 tháng 5 năm 2020 là khoảng 266.000 tấn.
Tính cả các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội có gửi báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương thì tổng lượng hợp đồng đã ký nhưng chưa giao hàng là 1,665 triệu tấn gạo. Lượng hiện có trong kho của doanh nghiệp là 1,708 triệu tấn gạo và 144.000 tấn thóc (tương đương khoảng 75.000 tấn gạo).
Trước tình hình này, các doanh nghiệp kiến nghị phương án xuất khẩu gạo có kiểm soát trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn đảm bảo duy trì sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Đoàn liên ngành cũng đề xuất lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và 5 vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ được phép xuất khẩu của năm 2019. Trước mắt trong tháng 4 cho xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.
Bộ Công Thương đề xuất Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý số lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 thông qua cộng dồn và trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan hàng xuất khẩu.
Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính đôn đốc, chỉ đạo Vinafood 1 và các công ty thành viên ưu tiên ký ngay hợp đồng với số lượng đã trúng thầu tại các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực theo kết quả đấu thầu. Chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không, nơi đã có đủ trang thiết bị nối mạng để Tổng cục Hải quan có thể theo dõi và phản ánh theo thời gian thực.
20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất phải ký thỏa thuận với ít nhất là 01 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện theo thỏa thuận, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục, Bộ Công Thương được quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.
Phạm Dung
Sắp hết tiền rồi.
Trả lờiXóaTay Tuấn Anh đánh quả này rồi nghỉ luôn. Đã lỡ ăn đêm với Tàu rồi bây giờ muốn rút cũng không được, nó trưng hồ sơ ra có mà ...cháy nhà.
Xóa