Người lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm
Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Gần 70.000 công nhân lao động Hà Nội mất việc, thiếu việc vì đại dịch
Tính đến ngày 30/3/2020 đã có 3.017 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19 với 68.184 công nhân lao động bị tác động, mất việc làm, thiếu việc làm.
Ngày 1/4, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết tính đến ngày 30/3/2020 đã có 3.017 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19 với 68.184 công nhân lao động bị tác động, mất việc làm, thiếu việc làm; trong đó có 741 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động.
Các trường tư thục, cơ sở giáo dục ngoài công lập có gần 40.000 cán bộ, giáo viên, người lao động bị ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập.
Trước tình hình đó, nhằm chăm lo cho đội ngũ công nhân lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội địa phương phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã và tổ chức công đoàn chăm lo hỗ trợ cho công nhân lao động các doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động các trường học ngoài công lập bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, nhất là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn; bệnh hiểm nghèo; bị mất việc làm...
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy phối hợp với tổ chức Công đoàn ổn định quan hệ lao động trên địa bàn; tăng cường quản lý nhà nước về lao động, việc làm; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chế độ chính sách đối với công nhân lao động bị ngừng việc, mất việc; tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng ảnh hưởng của dịch bệnh để cắt giảm quyền lợi người lao động, chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật.
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy chỉ đạo chính quyền xã, phường cùng với các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố phối hợp tuyên truyền, vận động các chủ nhà trọ trên địa bàn miễn, giảm giá thuê nhà cho công nhân bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19./.
Ngày 1/4, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết tính đến ngày 30/3/2020 đã có 3.017 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19 với 68.184 công nhân lao động bị tác động, mất việc làm, thiếu việc làm; trong đó có 741 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động.
Các trường tư thục, cơ sở giáo dục ngoài công lập có gần 40.000 cán bộ, giáo viên, người lao động bị ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập.
Trước tình hình đó, nhằm chăm lo cho đội ngũ công nhân lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội địa phương phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã và tổ chức công đoàn chăm lo hỗ trợ cho công nhân lao động các doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động các trường học ngoài công lập bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, nhất là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn; bệnh hiểm nghèo; bị mất việc làm...
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy phối hợp với tổ chức Công đoàn ổn định quan hệ lao động trên địa bàn; tăng cường quản lý nhà nước về lao động, việc làm; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chế độ chính sách đối với công nhân lao động bị ngừng việc, mất việc; tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng ảnh hưởng của dịch bệnh để cắt giảm quyền lợi người lao động, chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật.
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy chỉ đạo chính quyền xã, phường cùng với các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố phối hợp tuyên truyền, vận động các chủ nhà trọ trên địa bàn miễn, giảm giá thuê nhà cho công nhân bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19./.
Minh Nghĩa (TTXVN/Vietnam+)
Đồng hành, đồng tâm với chính phủ trong kế hoạch chống dịch để hạn chế thấp nhất số người lây bệnh vì vậy chúng ta chấp nhận thiệt hại về kinh tế. Không có con đường nào khác.
Trả lờiXóa