TTO - Nhà Trắng đang cân nhắc các biện pháp trả đũa sau khi Trung Quốc trục xuất 3 nhà báo của tạp chí Wall Street Journal. Một trong số này là tước giấy phép hành nghề và trục xuất hàng trăm nhà báo Trung Quốc thường trú tại Mỹ về nước.
Quan chức Mỹ: Phải sẵn sàng cho đụng độ quân sự với Trung Quốc
Trung Quốc: Truyền thông tiếp tay cho phân biệt chủng tộc phải trả giá
Trung Quốc rút thẻ 3 nhà báo của Wall Street Journal
Phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger đã chủ trì cuộc thảo luận về vấn đề trên tại Nhà Trắng ngày 24-2. Ông Pottinger từng là nhà báo thường trú của tờ Wall Street Journal (WSJ) tại Bắc Kinh.
Các quan chức đã tranh luận gay gắt về các biện pháp đáp trả Trung Quốc trong cuộc họp, Hãng tin Reuters mô tả. Nhiều người ủng hộ việc tước giấy phép hành nghề và trục xuất hàng trăm nhà báo Trung Quốc đang thường trú tại Mỹ.
Tuy nhiên, số khác lại cho rằng không có cơ sở pháp lý để làm vậy và rằng điều này không phù hợp với các quan điểm về tự do báo chí của Mỹ. Theo ước tính của một số quan chức Mỹ, có khoảng 500 nhà báo Trung Quốc đang làm việc tại Mỹ trong khi số nhà báo Mỹ tại Trung Quốc là 75 người.
Hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo sẽ trục xuất 3 nhà báo của WSJ (trong đó có 2 công dân Mỹ) sau khi xuất hiện một bài bình luận trên tạp chí này gọi Trung Quốc là "con bệnh thực sự của châu Á".
Bài viết chỉ trích các biện pháp chống dịch COVID-19 ban đầu của Trung Quốc và các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh cấp quốc gia của nước này. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định các nhà báo của WSJ tại Trung Quốc đã không xin lỗi, buộc lòng Bắc Kinh phải trục xuất họ.
Phía Mỹ sau đó lên án hành động của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi nước này minh bạch với người dân về dịch bệnh.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề này đã bước sang tuần thứ hai. Trong cuộc họp báo ngày 24-2 tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian nhấn mạnh Bắc Kinh "không phải là con cừu im lặng" trước những lời bôi nhọ ác ý.
Vị này sau đó chỉ trích WSJ là dám làm mà không dám nhận và không có can đảm để xin lỗi. Ông Zhao là một trong những quan chức Trung Quốc đầu tiên mở tài khoản trên Twitter và xem đây là một kênh để tuyên truyền các quan điểm bảo vệ Trung Quốc. Tài khoản của ông này hiện có hơn 240.000 lượt theo dõi.
Cuộc họp báo ngày 24-2 là lần đầu tiên ông Zhao xuất hiện và trả lời trực tiếp sau khi được chuyển công tác từ Pakistan về làm phó vụ trưởng Vụ Thông tin thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, theo báo South China Morning Post.
Các quan chức đã tranh luận gay gắt về các biện pháp đáp trả Trung Quốc trong cuộc họp, Hãng tin Reuters mô tả. Nhiều người ủng hộ việc tước giấy phép hành nghề và trục xuất hàng trăm nhà báo Trung Quốc đang thường trú tại Mỹ.
Tuy nhiên, số khác lại cho rằng không có cơ sở pháp lý để làm vậy và rằng điều này không phù hợp với các quan điểm về tự do báo chí của Mỹ. Theo ước tính của một số quan chức Mỹ, có khoảng 500 nhà báo Trung Quốc đang làm việc tại Mỹ trong khi số nhà báo Mỹ tại Trung Quốc là 75 người.
Hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo sẽ trục xuất 3 nhà báo của WSJ (trong đó có 2 công dân Mỹ) sau khi xuất hiện một bài bình luận trên tạp chí này gọi Trung Quốc là "con bệnh thực sự của châu Á".
Bài viết chỉ trích các biện pháp chống dịch COVID-19 ban đầu của Trung Quốc và các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh cấp quốc gia của nước này. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định các nhà báo của WSJ tại Trung Quốc đã không xin lỗi, buộc lòng Bắc Kinh phải trục xuất họ.
Phía Mỹ sau đó lên án hành động của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi nước này minh bạch với người dân về dịch bệnh.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề này đã bước sang tuần thứ hai. Trong cuộc họp báo ngày 24-2 tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian nhấn mạnh Bắc Kinh "không phải là con cừu im lặng" trước những lời bôi nhọ ác ý.
Vị này sau đó chỉ trích WSJ là dám làm mà không dám nhận và không có can đảm để xin lỗi. Ông Zhao là một trong những quan chức Trung Quốc đầu tiên mở tài khoản trên Twitter và xem đây là một kênh để tuyên truyền các quan điểm bảo vệ Trung Quốc. Tài khoản của ông này hiện có hơn 240.000 lượt theo dõi.
Cuộc họp báo ngày 24-2 là lần đầu tiên ông Zhao xuất hiện và trả lời trực tiếp sau khi được chuyển công tác từ Pakistan về làm phó vụ trưởng Vụ Thông tin thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, theo báo South China Morning Post.
BẢO DUY
Đừng nói nhà báo mà ngay mỗi người dân của CS Bắc Kinh ở nước ngoài đều đóng vai trò như một tình báo chực chờ ăn cắp công nghệ, chực chờ phá hoại, chực chờ tuyên truyền, chực chờ la to, chực chờ mưu mô thâm hiểm ... thì thử hỏi ai còn muốn gần.
Trả lờiXóa