Tỳ hưu là một linh vật của người Tàu. Trông giống con nghê, mồm rộng, há ra như sắp nuốt tiền. Con này chỉ có ăn chứ không ỉa, vì nó không có lỗ đít. Gần đây, con này rất được ưa chuộng ở Việt Nam, được bày bán khắp nơi.
Nguyễn Tiến Tường
Con tỳ hưu giáo dục
Tôi phải đợi Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc chi 16 triệu đô la, tương đương gần 370 tỷ đồng chi cho kế hoạch viết sách giáo khoa để chắc chắn không cảm tính khi bình luận thông tin.
Cuối cùng thì lý giải của bộ này không khác gì một mê lộ. Bộ lý giải lòng vòng, nhưng không thể nào phủ nhận thực tế: 370 tỷ đã tiêu, SGK thì không có!
Và dù SGK không có nhưng các khoản chi lại giải ngân cho việc biên soạn tài liệu và tập huấn cho người thẩm duyệt... SGK (?). Lại nữa, một phần chi phí dự án dùng cho việc... tái cơ cấu dự án. Tôi thật sự nghĩ rằng bộ xem người điều hành quốc gia và nhân dân là thiểu năng mới có thể đưa ra những lý giải vô lý như vậy.
Chương trình cải cách giáo dục 80 triệu USD, trong đó vay ODA của WB đến 77 triệu USD. 16 triệu trong số đó đã biến mất với giải thích trâng tráo!
Ngay bản thân chương trình cải cách, nếu ai đó đủ quyền uy và tâm huyết soi xét lại, tôi không tin là không có khuất tất. Giáo dục một năm cải cách, hai năm đổi thay, mỗi lần "đốt" vài nghìn tỷ đồng. Những gì tôi quan sát được là "khắc nhập khắc xuất" triền miên.
Tách nhập cấp hai cấp một, chuyên ban hay không chuyên ban, thi gộp tú tài với đại học... chỉ chừng đó chuyện. Mỗi lần cải cách lại một trong hai phương án như sấp ngửa bàn tay.
Tiền thì mất, giáo viên và học sinh hệt thân lừa kéo cối xay chạy vòng tròn. Cộng với sức nặng thành tích, vật vờ và sợ hãi. Trẻ con vạ vật đến trường vạ vật về nhà, giáo viên cay cực uất ức với nghề. Họ như những con chuột bạch của giáo dục, những con chuột bạch không đủ thời gian ngấm thuốc lại bị tiêm chồng thuốc mới.
20% chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục, tương đương 248 nghìn tỷ mỗi năm, bộ trưởng vẫn than ít tiền. Nên nhớ giáo dục không là miễn phí, bao nhiêu vật lực xã hội đổ vào mua lại một mớ bồng bông. Càng đổ tiền càng bết bát. Như thể nhân dân bỏ tiền mua đá bắn lên trời rồi ngửa mặt chịu tai ương vậy.
Vụ SGK có khác nào người ta vẽ ra một chiếc bánh để cầm cố vay tiền. Nhân chiếc bánh là gì khác ngoài tương lai những đứa trẻ? Khi người ngoài cho vay ngần ấy tiền vào địa hạt giáo dục tức là chính họ cũng mỏi mong cũng đặt hy vọng vào thế hệ Việt mai sau.
Nước trầu loãng nhân văn như vậy, máu đậm trong nhà nếu không xài tiền như đốt thì cũng nhờn nhợn một kịch bản đồng hào có ma.
Cứ mỗi cuộc cải cách là một trận đánh thất bại, nhưng cải cách vẫn cứ phải diễn ra, vì sao có lẽ ai cũng hiểu. Không thể có giáo dục đúng nghĩa với một thượng tầng quản trị nặng tư duy một miếng giữa đàng như vậy.
Cần nhìn nhận rằng giáo dục đang là địa hạt đặc quyền đặc lợi và biến dạng thành cát cứ. Ở đó, quốc gia và nhân dân đang phải gồng mình nuôi những con tỳ hưu bụng không có đáy!
Con tỳ hưu giáo dục
Tôi phải đợi Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc chi 16 triệu đô la, tương đương gần 370 tỷ đồng chi cho kế hoạch viết sách giáo khoa để chắc chắn không cảm tính khi bình luận thông tin.
Cuối cùng thì lý giải của bộ này không khác gì một mê lộ. Bộ lý giải lòng vòng, nhưng không thể nào phủ nhận thực tế: 370 tỷ đã tiêu, SGK thì không có!
Và dù SGK không có nhưng các khoản chi lại giải ngân cho việc biên soạn tài liệu và tập huấn cho người thẩm duyệt... SGK (?). Lại nữa, một phần chi phí dự án dùng cho việc... tái cơ cấu dự án. Tôi thật sự nghĩ rằng bộ xem người điều hành quốc gia và nhân dân là thiểu năng mới có thể đưa ra những lý giải vô lý như vậy.
Chương trình cải cách giáo dục 80 triệu USD, trong đó vay ODA của WB đến 77 triệu USD. 16 triệu trong số đó đã biến mất với giải thích trâng tráo!
Ngay bản thân chương trình cải cách, nếu ai đó đủ quyền uy và tâm huyết soi xét lại, tôi không tin là không có khuất tất. Giáo dục một năm cải cách, hai năm đổi thay, mỗi lần "đốt" vài nghìn tỷ đồng. Những gì tôi quan sát được là "khắc nhập khắc xuất" triền miên.
Tách nhập cấp hai cấp một, chuyên ban hay không chuyên ban, thi gộp tú tài với đại học... chỉ chừng đó chuyện. Mỗi lần cải cách lại một trong hai phương án như sấp ngửa bàn tay.
Tiền thì mất, giáo viên và học sinh hệt thân lừa kéo cối xay chạy vòng tròn. Cộng với sức nặng thành tích, vật vờ và sợ hãi. Trẻ con vạ vật đến trường vạ vật về nhà, giáo viên cay cực uất ức với nghề. Họ như những con chuột bạch của giáo dục, những con chuột bạch không đủ thời gian ngấm thuốc lại bị tiêm chồng thuốc mới.
20% chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục, tương đương 248 nghìn tỷ mỗi năm, bộ trưởng vẫn than ít tiền. Nên nhớ giáo dục không là miễn phí, bao nhiêu vật lực xã hội đổ vào mua lại một mớ bồng bông. Càng đổ tiền càng bết bát. Như thể nhân dân bỏ tiền mua đá bắn lên trời rồi ngửa mặt chịu tai ương vậy.
Vụ SGK có khác nào người ta vẽ ra một chiếc bánh để cầm cố vay tiền. Nhân chiếc bánh là gì khác ngoài tương lai những đứa trẻ? Khi người ngoài cho vay ngần ấy tiền vào địa hạt giáo dục tức là chính họ cũng mỏi mong cũng đặt hy vọng vào thế hệ Việt mai sau.
Nước trầu loãng nhân văn như vậy, máu đậm trong nhà nếu không xài tiền như đốt thì cũng nhờn nhợn một kịch bản đồng hào có ma.
Cứ mỗi cuộc cải cách là một trận đánh thất bại, nhưng cải cách vẫn cứ phải diễn ra, vì sao có lẽ ai cũng hiểu. Không thể có giáo dục đúng nghĩa với một thượng tầng quản trị nặng tư duy một miếng giữa đàng như vậy.
Cần nhìn nhận rằng giáo dục đang là địa hạt đặc quyền đặc lợi và biến dạng thành cát cứ. Ở đó, quốc gia và nhân dân đang phải gồng mình nuôi những con tỳ hưu bụng không có đáy!
Đất nước nghèo là đây, khốn nạn là đây, đường cùng không lối thoát là đây. Hỏi ai đây bây giờ ???
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả Nguyễn Tiến Tường, Cảm ơn Quý báo đã đưa tin.
Bài viết tuy ngắn nhưng phản ánh chính xác quá. Đau, người dân đau.
Trả lờiXóa