Biển xe và nhân cách
Nguyễn Tiến Tường
18-12-2019
Không cần biết chiếc xe Mercedes là của ông bà nào, Nghị định 24 của Chính phủ quy định chỉ có “tứ trụ” mới được dùng xe công sau khi thôi việc. Biểu mục giá xe cũng chỉ 1,1 tỷ đồng trở xuống.
Chiếc xe Mercedes E250 này tầm giá của nó là vài tỷ. Nếu được cấp nguyên chiếc xe, thì vi phạm một loạt nguyên tắc. Nếu chủ nhân “thuổng” cái biển xanh, nghĩa là hành vi hình sự. Xin nhường lời cho người làm luật, ở đây xin bàn đến tư duy.
Tư duy đó là “một miếng giữa đàng”, tham lam vô độ. Tham lam đến mức một cái biển xanh cũng cố vơ vén cho mình. Cái thời mang phích nước nồi cơm lên cơ quan xin tí điện tưởng đã qua lâu. Nay đến một người đi xe Mercedes cũng vặt vãnh, không bước qua được cái phèn trong tâm thức.
Cứ thấy miếng giữa đàng là phải vơ vén cho kỳ được. Một cái biển xanh không cầm lòng nổi thì trăm tỷ nghìn tỷ làm sao có thể giữ tâm không dao động.
Tư duy thứ hai, nguy hiểm hơn là kiểu vua chúa, thích làm gì thì làm, vương pháp dưới chân mình. Chức quyền cỡ đó đụng chuyện bốc điện thoại một cuộc hanh thông tắp lự. Nhưng vẫn phải đeo biển xanh vào cho oai, cho quyền thế.
Là kiểu muốn phân biệt với thường dân. Cũng vì thế thời không được ngồi kiệu tám người khiêng nên nghĩ ra trò đó để giải toả ẩn ức quyền lực. Nó biểu trưng cho một bộ phận quan chức cái gì cũng muốn. Tiền tài danh vọng, đặc quyền đặc ân vơ vén bằng hết. Đến khi đăng đàn thì lại “đổi màu” nói vè nói lối, giả nghèo giả khổ, kiên định sắt son.
Dùng biển xanh biển trắng biến hình giữa phố tức là đem pháp luật ra làm trò đùa. Coi dư luận như không có. Một hành động vừa đánh cắp tôn nghiêm quốc gia vừa chà đạp niềm tin của nhân dân.
Biển xe hai màu thì ăn ở với dân không thể một lòng!
Nguyễn Tiến Tường
18-12-2019
Không cần biết chiếc xe Mercedes là của ông bà nào, Nghị định 24 của Chính phủ quy định chỉ có “tứ trụ” mới được dùng xe công sau khi thôi việc. Biểu mục giá xe cũng chỉ 1,1 tỷ đồng trở xuống.
Chiếc xe Mercedes E250 này tầm giá của nó là vài tỷ. Nếu được cấp nguyên chiếc xe, thì vi phạm một loạt nguyên tắc. Nếu chủ nhân “thuổng” cái biển xanh, nghĩa là hành vi hình sự. Xin nhường lời cho người làm luật, ở đây xin bàn đến tư duy.
Tư duy đó là “một miếng giữa đàng”, tham lam vô độ. Tham lam đến mức một cái biển xanh cũng cố vơ vén cho mình. Cái thời mang phích nước nồi cơm lên cơ quan xin tí điện tưởng đã qua lâu. Nay đến một người đi xe Mercedes cũng vặt vãnh, không bước qua được cái phèn trong tâm thức.
Cứ thấy miếng giữa đàng là phải vơ vén cho kỳ được. Một cái biển xanh không cầm lòng nổi thì trăm tỷ nghìn tỷ làm sao có thể giữ tâm không dao động.
Tư duy thứ hai, nguy hiểm hơn là kiểu vua chúa, thích làm gì thì làm, vương pháp dưới chân mình. Chức quyền cỡ đó đụng chuyện bốc điện thoại một cuộc hanh thông tắp lự. Nhưng vẫn phải đeo biển xanh vào cho oai, cho quyền thế.
Là kiểu muốn phân biệt với thường dân. Cũng vì thế thời không được ngồi kiệu tám người khiêng nên nghĩ ra trò đó để giải toả ẩn ức quyền lực. Nó biểu trưng cho một bộ phận quan chức cái gì cũng muốn. Tiền tài danh vọng, đặc quyền đặc ân vơ vén bằng hết. Đến khi đăng đàn thì lại “đổi màu” nói vè nói lối, giả nghèo giả khổ, kiên định sắt son.
Dùng biển xanh biển trắng biến hình giữa phố tức là đem pháp luật ra làm trò đùa. Coi dư luận như không có. Một hành động vừa đánh cắp tôn nghiêm quốc gia vừa chà đạp niềm tin của nhân dân.
Biển xe hai màu thì ăn ở với dân không thể một lòng!
câu kết đắt...
Trả lờiXóaBiển xe hai màu thì ăn ở với dân không thể một lòng!
Trả lờiXóaBạn Nguyễn Tiến Tường nói đúng quá. Đầu óc phong kiến, quan lại trăm năm, ngàn năm trước đã ăn vào máu thịt quan chức ngày nay, hỏi sao đất nước này lẹt đẹt hoài.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn.
Rất nhân văn và sâu sắc !
Trả lờiXóaBản chất của "hạt giống đỏ" đấy mà.
Trả lờiXóa