Cuong Pham
Tội đồ của đất nước: Đào khoáng sản bán cho Trung Quốc, TKV mang về món nợ hơn 100.000 tỷ?
Ôm cục nợ hơn 100.000 tỷ đồng, cứ mỗi ngày mở mắt ra, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) phải trả lãi 12 tỷ đồng. Đặc biệt, khách hàng lớn nhất của TKV lại chính là Trung Quốc , tuy nhiên như đã thành thông lệ, VN xuất than qua TQ nhiều về số lượng nhưng giá lại “quá bèo”. Hốt hết tài nguyên quốc gia đem qua bán cho giặc và mang món nợ 100.000 tỷ về cho dân gánh, đây không phải là “tội đồ” thì gọi là gì cho xứng?
Có một nghịch lý lớn tồn tại tại TKV, đó là TKV đang xuất khẩu than chất lượng cao giá rẻ cho TQ rồi nhập khẩu ngược lại loại chất lượng kém hơn, giá cắt cổ.
Theo số liệu Tổng Cục hải quan cung cấp mỗi ngày có tới gần 11.000 tấn quặng giá rẻ được xuất sang Trung Quốc (năm 2017). Trong khi đó, TKV dự kiến sẽ nhập khẩu gần 5 triệu tấn than trong năm 2019 để pha trộn, chế biến, đảm bảo cấp đủ than theo hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng. Nguồn nhập khẩu than hiện nay chủ yếu từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Úc, Malaysia.
Ít ai biết, nguồn than mà Trung Quốc bán cho Việt nam ngoài việc “mua tại chỗ rồi bán tại chỗ” ra, tức Trung Quốc mua than của Việt nam trên giấy với giá thấp rồi bán lại cho Việt nam với giá cao thì việc Trung Quốc bán than cho Việt nam theo hình thức “sang tay” là chủ yếu. Tức Trung Quốc mua than của Úc, Bắc Hàn,… rồi bán lại cho Việt nam để kiếm lời.
Sau Nghị quyết về áp lệnh trừng phạt Bắc Hàn đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2017 thì Trung Quốc đã buộc phải giảm nhập khẩu than từ Bắc Hàn. Do đó, việc chọn TQ là đối tác cung ứng than là rất bất hợp lý, bởi sẽ phải mua với giá cao. Trong khi Việt Nam có thể mua than từ Indonesia với giá 1,6 triệu đồng/tấn thì hiện đang trả 8,2 triệu đồng/tấn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, theo Vietnamnet. Thế nhưng TKV không hiểu vì lý do gì vẫn chọn TQ là đối tác hàng đầu dù cay đắng khi bị đối tác bán lại than với giá “trên trời”.
Đối với nghịch lý này, TKV giải thích trên truyền thông đại chúng rằng đó là do chất lượng than của mình kém hơn của người ta. Nhưng kém so với cái gì thì lại không nói rõ. Chính các nhà địa chất khoáng sản đã xác định than của Việt Nam khai thác lộ thiên, nhiều chủng loại, chất lượng cao mà không phải vận chuyển gì cả, sản xuất, phương tiện tại chỗ, mua tại chỗ. TKV giải thích sao về việc này, tại sao không minh bạch, liệu ở TKV có tồn tại lợi ích nhóm? Nếu có thì rõ ràng nhóm lợi ích đang lớn hơn lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Đó mới chỉ là một trong những cung cách kinh doanh quái đản khiến TKV làm nên món nợ tới 100.000 tỷ đồng, còn rất nhiều sai phạm khiến tập đoàn này làm nên món nợ khủng như núi.
TKV triển khai dự án nào thì dự án ấy lâm vào tình trạng đội vốn, chậm tiến độ. Xin nêu 4 dự án điển hình: Dự án Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III, tổng mức đầu tư 2.768 tỷ đồng nhưng sau phải điều chỉnh tăng 2 lần lên 5.345 tỷ đồng; Dự án Khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ – tuyển đồng Sin Quyền – Lào Cai chậm tiến độ 2 năm, và vốn đầu tư cũng phải điều chỉnh 4 lần từ 1.003 tỷ đồng lên 2.564 tỷ đồng; Tổ hợp bauxit – nhôm Lâm Đồng có tổng mức đầu tư theo phê duyệt là 7.787,5 tỷ đồng, sau đó phải điều chỉnh 4 lần lên gần gấp đôi 15.414,4 tỷ đồng. Sau 3 năm đi vào hoạt động, dự án này lỗ khoảng 3.696 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ tổng mức đầu tư 3.285 tỷ đồng (tương đương 205,3 triệu USD). Qua 2 lần điều chỉnh, vốn đầu tư tăng lên khoảng 5 lần lên 16.821 tỷ đồng.
Ôm hơn 300.000 tỷ tiền của dân ra nước ngoài học đòi đầu tư, T.K.V đang đứng trước nguy cơ MẤT TRẮNG toàn bộ vốn. Cụ thể: Đầu tư thành lập Công ty liên doanh Stung Treng để khai khoáng tại Campuchia với số tiền 111,451 tỉ đồng; Công ty Alumina Campuchia thăm dò mỏ bauxite với giá trị 184,784 tỉ đồng; Công ty TNHH Vinacomin Lào để khai thác mỏ muối 37,909 tỉ đồng và Dự án mỏ sắt Phu Nhuon, Lào 69,003 tỉ đồng. Tổng cộng số vốn tập đoàn này có nguy cơ mất là 303,107 tỉ đồng.
Cái hay nhất trong số các khoản đầu tư của T.K.V là ôm gần 38.000 tỷ qua Lào – một quốc gia không có biển – để “khai thác muối”. Còn khi đầu tư khai thác khoáng quặng ở Campuchia thì lại KHÔNG PHÁT HIỆN có dấu hiệu quặng như khảo sát ban đầu. Hậu quả là khả năng thu hồi vốn chỉ bằng 0, một con số tròn trĩnh, dễ thương nhưng lại đắng ngắt đối với người dân Việt Nam.
Bất chấp nợ nần, TKV vẫn chơi sang, đầu tư vào những thứ “nằm ngoài chi phí kinh doanh”. Hiện TKV đang xây 2 trụ sở làm việc tại Hà Nội và Quảng Ninh. Dự án trụ sở tại Hà Nội, có tổng mức đầu tư 3.771 tỷ đồng và Trụ sở tại Quảng Ninh, có tổng mức đầu tư 964,7 tỷ đồng. Những công trình này mang lợi gì cho hoạt động kinh doanh của TKV và nền kinh tế nước nhà? Hay nó tạo điều kiện để một số lãnh đạo TKV có cơ hội đút túi riêng những khoản tiền “không được công khai trên giấy”?
Dù TKV thua lỗ triền miên, đụng đâu lỗ đó, lãnh đạo của tập đoàn này hàng tháng vẫn hưởng trọn mức lương 9 con số. Cụ thể, mức lương của Chủ tịch Hội đồng quản trị – Lê Minh Chuẩn năm 2015 là 626 triệu đồng, bình quân đạt 52,2 triệu đồng/tháng, cao nhất trong số các lãnh đạo của TKV. Tổng giám đốc Đặng Thanh Hải cũng có lương bình quân đạt 50,7 triệu đồng/tháng, (609 triệu đồng cả năm). Tổng quỹ lương chi trả cho 22 lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn khoảng 14,4 tỷ đồng mỗi năm.
Làm ăn bết bát, đem hàng trăm nghìn tỷ về cho dân gánh, thế nhưng các vị lãnh đạo kể trên vẫn an yên ngồi biệt phủ, hưởng lương khủng.
Chính phủ muốn kiến tạo quốc gia, nhưng kết quả đem lại như thế nào, chắc là không cần nhìn đâu xa? Không chỉ là TKV, PVN, EVN, Vinashin, Vinaline là minh chứng rõ ràng nhất. Danh sách doanh nghiệp có vốn nhà nước kinh doanh bết bát, nợ nần chồng chất càng ngày càng dài thêm, nguyên nhân là do đâu mà ra? Là do bộ máy quản lý ngành đã buông lỏng? Hay do sự độc quyền và ỉ lại, sự bảo trợ của nhà nước đứng ra giải cứu mỗi khi thua lỗ khiến DNNN cứ mãi ì ạch, chậm phát triển chăng?
Đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng làm ăn thua lỗ, kinh doanh bết bát của các vị “con cưng nhà nước”?
(Nguồn tổng hợp từ: VTC News / Dân Trí / Người Lao động / Báo Dân Việt...)
Tội đồ của đất nước: Đào khoáng sản bán cho Trung Quốc, TKV mang về món nợ hơn 100.000 tỷ?
Ôm cục nợ hơn 100.000 tỷ đồng, cứ mỗi ngày mở mắt ra, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) phải trả lãi 12 tỷ đồng. Đặc biệt, khách hàng lớn nhất của TKV lại chính là Trung Quốc , tuy nhiên như đã thành thông lệ, VN xuất than qua TQ nhiều về số lượng nhưng giá lại “quá bèo”. Hốt hết tài nguyên quốc gia đem qua bán cho giặc và mang món nợ 100.000 tỷ về cho dân gánh, đây không phải là “tội đồ” thì gọi là gì cho xứng?
Có một nghịch lý lớn tồn tại tại TKV, đó là TKV đang xuất khẩu than chất lượng cao giá rẻ cho TQ rồi nhập khẩu ngược lại loại chất lượng kém hơn, giá cắt cổ.
Theo số liệu Tổng Cục hải quan cung cấp mỗi ngày có tới gần 11.000 tấn quặng giá rẻ được xuất sang Trung Quốc (năm 2017). Trong khi đó, TKV dự kiến sẽ nhập khẩu gần 5 triệu tấn than trong năm 2019 để pha trộn, chế biến, đảm bảo cấp đủ than theo hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng. Nguồn nhập khẩu than hiện nay chủ yếu từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Úc, Malaysia.
Ít ai biết, nguồn than mà Trung Quốc bán cho Việt nam ngoài việc “mua tại chỗ rồi bán tại chỗ” ra, tức Trung Quốc mua than của Việt nam trên giấy với giá thấp rồi bán lại cho Việt nam với giá cao thì việc Trung Quốc bán than cho Việt nam theo hình thức “sang tay” là chủ yếu. Tức Trung Quốc mua than của Úc, Bắc Hàn,… rồi bán lại cho Việt nam để kiếm lời.
Sau Nghị quyết về áp lệnh trừng phạt Bắc Hàn đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2017 thì Trung Quốc đã buộc phải giảm nhập khẩu than từ Bắc Hàn. Do đó, việc chọn TQ là đối tác cung ứng than là rất bất hợp lý, bởi sẽ phải mua với giá cao. Trong khi Việt Nam có thể mua than từ Indonesia với giá 1,6 triệu đồng/tấn thì hiện đang trả 8,2 triệu đồng/tấn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, theo Vietnamnet. Thế nhưng TKV không hiểu vì lý do gì vẫn chọn TQ là đối tác hàng đầu dù cay đắng khi bị đối tác bán lại than với giá “trên trời”.
Đối với nghịch lý này, TKV giải thích trên truyền thông đại chúng rằng đó là do chất lượng than của mình kém hơn của người ta. Nhưng kém so với cái gì thì lại không nói rõ. Chính các nhà địa chất khoáng sản đã xác định than của Việt Nam khai thác lộ thiên, nhiều chủng loại, chất lượng cao mà không phải vận chuyển gì cả, sản xuất, phương tiện tại chỗ, mua tại chỗ. TKV giải thích sao về việc này, tại sao không minh bạch, liệu ở TKV có tồn tại lợi ích nhóm? Nếu có thì rõ ràng nhóm lợi ích đang lớn hơn lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Đó mới chỉ là một trong những cung cách kinh doanh quái đản khiến TKV làm nên món nợ tới 100.000 tỷ đồng, còn rất nhiều sai phạm khiến tập đoàn này làm nên món nợ khủng như núi.
TKV triển khai dự án nào thì dự án ấy lâm vào tình trạng đội vốn, chậm tiến độ. Xin nêu 4 dự án điển hình: Dự án Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III, tổng mức đầu tư 2.768 tỷ đồng nhưng sau phải điều chỉnh tăng 2 lần lên 5.345 tỷ đồng; Dự án Khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ – tuyển đồng Sin Quyền – Lào Cai chậm tiến độ 2 năm, và vốn đầu tư cũng phải điều chỉnh 4 lần từ 1.003 tỷ đồng lên 2.564 tỷ đồng; Tổ hợp bauxit – nhôm Lâm Đồng có tổng mức đầu tư theo phê duyệt là 7.787,5 tỷ đồng, sau đó phải điều chỉnh 4 lần lên gần gấp đôi 15.414,4 tỷ đồng. Sau 3 năm đi vào hoạt động, dự án này lỗ khoảng 3.696 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ tổng mức đầu tư 3.285 tỷ đồng (tương đương 205,3 triệu USD). Qua 2 lần điều chỉnh, vốn đầu tư tăng lên khoảng 5 lần lên 16.821 tỷ đồng.
Ôm hơn 300.000 tỷ tiền của dân ra nước ngoài học đòi đầu tư, T.K.V đang đứng trước nguy cơ MẤT TRẮNG toàn bộ vốn. Cụ thể: Đầu tư thành lập Công ty liên doanh Stung Treng để khai khoáng tại Campuchia với số tiền 111,451 tỉ đồng; Công ty Alumina Campuchia thăm dò mỏ bauxite với giá trị 184,784 tỉ đồng; Công ty TNHH Vinacomin Lào để khai thác mỏ muối 37,909 tỉ đồng và Dự án mỏ sắt Phu Nhuon, Lào 69,003 tỉ đồng. Tổng cộng số vốn tập đoàn này có nguy cơ mất là 303,107 tỉ đồng.
Cái hay nhất trong số các khoản đầu tư của T.K.V là ôm gần 38.000 tỷ qua Lào – một quốc gia không có biển – để “khai thác muối”. Còn khi đầu tư khai thác khoáng quặng ở Campuchia thì lại KHÔNG PHÁT HIỆN có dấu hiệu quặng như khảo sát ban đầu. Hậu quả là khả năng thu hồi vốn chỉ bằng 0, một con số tròn trĩnh, dễ thương nhưng lại đắng ngắt đối với người dân Việt Nam.
Dù TKV thua lỗ triền miên, đụng đâu lỗ đó, lãnh đạo của tập đoàn này hàng tháng vẫn hưởng trọn mức lương 9 con số. Cụ thể, mức lương của Chủ tịch Hội đồng quản trị – Lê Minh Chuẩn năm 2015 là 626 triệu đồng, bình quân đạt 52,2 triệu đồng/tháng, cao nhất trong số các lãnh đạo của TKV. Tổng giám đốc Đặng Thanh Hải cũng có lương bình quân đạt 50,7 triệu đồng/tháng, (609 triệu đồng cả năm). Tổng quỹ lương chi trả cho 22 lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn khoảng 14,4 tỷ đồng mỗi năm.
Làm ăn bết bát, đem hàng trăm nghìn tỷ về cho dân gánh, thế nhưng các vị lãnh đạo kể trên vẫn an yên ngồi biệt phủ, hưởng lương khủng.
Chính phủ muốn kiến tạo quốc gia, nhưng kết quả đem lại như thế nào, chắc là không cần nhìn đâu xa? Không chỉ là TKV, PVN, EVN, Vinashin, Vinaline là minh chứng rõ ràng nhất. Danh sách doanh nghiệp có vốn nhà nước kinh doanh bết bát, nợ nần chồng chất càng ngày càng dài thêm, nguyên nhân là do đâu mà ra? Là do bộ máy quản lý ngành đã buông lỏng? Hay do sự độc quyền và ỉ lại, sự bảo trợ của nhà nước đứng ra giải cứu mỗi khi thua lỗ khiến DNNN cứ mãi ì ạch, chậm phát triển chăng?
Đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng làm ăn thua lỗ, kinh doanh bết bát của các vị “con cưng nhà nước”?
(Nguồn tổng hợp từ: VTC News / Dân Trí / Người Lao động / Báo Dân Việt...)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét