Đảng CSVN đã làm được gì cho dân?
Diễm Thi,
Diễm Thi,
RFA
2019-08-12
Đảng Cộng sản Việt Nam phản ứng ngày càng yếu ớt trước những hành động xâm lấn ngày càng hung hăng của Trung Quốc, mà điển hình là vụ Bãi Tư Chính vừa qua. Người dân trong nước nghĩ gì về vai trò của Đảng, họ hồ nghi về việc Đảng của dân và vì dân?
2019-08-12
Đảng Cộng sản Việt Nam phản ứng ngày càng yếu ớt trước những hành động xâm lấn ngày càng hung hăng của Trung Quốc, mà điển hình là vụ Bãi Tư Chính vừa qua. Người dân trong nước nghĩ gì về vai trò của Đảng, họ hồ nghi về việc Đảng của dân và vì dân?
Tính “chính danh” của Đảng Cộng Sản
Đảng cộng sản (ĐCS) Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam
được đảm bảo bằng Điều 4 Hiến pháp năm 1980, khẳng định “Đảng cộng sản
Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992 sửa đổi trên cơ sở điều 4 Hiến pháp
1980, chỉ bỏ đi từ “duy nhất” sau khi chủ nghĩa cộng sản Đông Âu sụp đổ.
Việc bỏ đi từ “duy nhất” không làm nhẹ đi sự lãnh đạo độc quyền của ĐCS
ở một nước mà khái niệm đa đảng không được chấp nhận. Phó Giáo sư -
Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một đảng viên đã từ bỏ đảng từng chia sẻ với RFA:
“Sự phát triển của xã hội loài người thì như chúng
ta đều biết, nước nào đa nguyên, có đảng đối lập, tam quyền phân lập,
thì họ sẽ phát triển nhanh và bền vững, dân trí, nhân
quyền, nhân cách con người ngày càng được nâng cao. Ngược lại các nước
độc tài toàn trị về hình thức ngắn hạn thì thấy có vẻ ổn định, nhưng về
lâu dài thì không bền vững được. Thứ hai là không có tự do
thì làm gì có sáng tạo. Không được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự
do biểu đạt thì xã hội không thể phát triển được.”
Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, người tuyên bố từ bỏ đảng cộng
sản Việt Nam năm 2013 - ông Phạm Chí Dũng - ghi nhận về “tính chính
danh” của ĐCS:
“Ghi nhận duy nhất về tính chính danh của chính thể độc tài
ở Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính lần 3 chỉ là động thái
của Bộ Ngoại giao Việt Nam: trong một lần quá hiếm muộn của lịch sử quan
hệ gấu ó Việt - Trung, cơ quan cấp bộ này đã hai lần liên tiếp gửi công
hàm phản đối Trung Quốc về vụ tàu Hải Dương 8 xâm nhập Bãi Tư Chính và
vụ Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa.
Nhưng những đặc trưng còn lại của đảng CSVN đều thiếu hẳn tính ‘công chính’.”
Theo ông Dũng, với những phản ứng yếu ớt như thế thì tính nhân danh
bảo vệ quyền lợi cho người dân của chính thể độc đảng ở Việt Nam đã được
“tôn vinh trọn vẹn” đến mức nếu không phải là hàng không mẫu hạm USS
Ronald Reagan của hải quân Mỹ tiến thẳng vào Biển Đông vào ngày 6/8 thì
còn lâu, chứ không phải chỉ một ngày sau đó - 7/8, Trung Quốc mới chịu
rút tàu Hải Dương 8 ra khỏi Bãi Tư Chính.
Còn với Luật sư Lê Công Định, khi phân tích về vai trò của ĐCS, ông
nói tính chính danh của một chế độ chính trị phải được toàn dân bầu cử
một cách tự do và dân chủ. Chế độ cộng sản dù ở đâu trên thế giới cũng
không thể có tính chính danh vì toàn dân không ai bầu ra. Ông nói tiếp:
“Do đó nó phải có hai biện pháp có thể cứu vãn tính “chính danh”.
Thứ nhất nó phải mị dân; tuyên truyền; dối trá để nó lừa người dân mặc
nhiên công nhận tính “chính danh” của nó.
Chuyện thứ hai là nó phải huy động sức mạnh để làm sao bảo vệ chủ
quyền quốc gia và nó chứng minh rằng cái thể chế này tuy không được toàn
dân bầu một cách tự do thật nhưng nó vẫn có khả năng duy trì chủ quyền
quốc gia.”
ĐCS đã thể hiện đúng vai trò của mình?
Theo cơ quan ngôn luận của đảng, 89 năm qua đảng đã lãnh đạo dân tộc
Việt Nam giành độc lập, và đưa một chủ nghĩa tiến bộ là chủ nghĩa cộng
sản, đến với dân tộc Việt Nam.
Thực tế đảng đã làm được gì cho dân? Nhà báo Phạm Chí Dũng đưa nhận xét của mình:
“Chính thể độc tài Việt Nam vẫn còn vài đặc thù rất ‘chính danh’
khác: sẵn sàng đàn áp bất cứ tiếng nói bất đồng và người dân nào dám lên
tiếng và xuống đường biểu thị tinh thần phản kháng ‘đảng anh’ Trung
Quốc, như bao lần đàn áp dã man các cuộc biểu tình của người dân chống
Trung Cộng kể từ năm 2011 đến tận giờ đây.”
Tiến sĩ bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt
Nam, người tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam vào năm 2014 nói với
RFA:
“Vụ Bãi Tư Chính vừa rồi thì trên thực tế họ có hành động nhưng điều đáng nói là giấu diếm nhân dân. Cái đó không thể được.
Anh (Đảng-pv) phải cho nhân dân biết ngay vì đất
nước này đâu phải của mấy triệu đảng viên mà đất này của dân tộc Việt
Nam, của người dân Việt Nam trong và ngoài nước. Đảng phải thông tin cho
toàn dân và cho thế giới biết một cách công khai. Cái thứ hai là đảng
phải thu xếp kiện Trung Quốc càng sớm càng tốt để khẳng định chủ quyền
Việt Nam.”
Trong một hội nghị đại đoàn kết dân tộc, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
từng tuyên bố mỗi Đảng viên phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân để hoàn
thành tốt nghiệm vụ. Lãnh đạo TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng từng nhấn
mạnh rằng: “Chúng ta phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”…
Có thể thấy, lãnh đạo đất nước này luôn thể hiện tinh thần “vì dân”
trong các khẩu hiệu trên các diễn đàn, hội nghị. Nhưng trên thực tế,
Luật sư Lê Công Định cho RFA biết:
“Họ cũng bày ra những trò hội thảo để nghe giới nhân sĩ trí thức
góp ý, nhưng họ chỉ nghe lời nào mà nó thuận tai, còn lời nào nghịch tai
thì họ sẽ lên án, họ dùng truyền thông họ trù dập người đó. Họ bêu rếu
là thế lực thù địch…
Đảng cộng sản Việt Nam họ chỉ quan tâm đến lợi ích của họ và người
trong đảng cũng chỉ quan tâm đến phe phái, nhóm và cá nhân của họ có
lợi ích gì trong một hành động chính trị nào đó. Họ hoàn toàn không cần
lắng nghe những ý kiến đóng góp cũng như là phản biện một cách ngay
thẳng, trung thực.”
Ông kết luận trong vụ Bãi Tư Chính vừa rồi nói riêng và trong mối
quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung thì chế độ này hoàn toàn
đánh mất tính “Đảng của dân và vì dân”. Nó không thể hiện cái khả năng
nào có thể tự bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự khiêu khích và xâm lấn
ngày càng nhiều của Trung Quốc.
Cũng liên quan đến căng thẳng tại Bãi Tư Chính, trong thời gian Trung
Quốc điều hàng chục tàu hải cảnh cùng dân binh vào vùng nước chủ quyền
Việt Nam, ngư dân ở nhiều nơi đã nhận được những lá cờ tổ quốc khuyến
khích họ bám biển. Ông Phạm Chí Dũng nói về việc này:
“Trong bầu không khí rũ rượi của câu vè ‘ngư dân bám biển,
hải quân bám bờ’ vẫn dồn nén châm chích đến buốt tim, giới quan chức mặt
lầy mỡ tổ chức phát hàng chục ngàn lá cờ đỏ sao vàng cho những ngư dân
xơ xác và thiểu não vì mất biển, mất kế mưu sinh và mất cả lòng tin vào
lực lượng ‘quân với dân như cá với nước’, mưu biến những ngư dân này trở
thành lá chắn sống lao ra biển đối đầu với tàu vũ trang của địch.”
Trong một lần trò chuyện với RFA về mối liên quan giữa phát triển đất
nước và sự tồn tại của đảng cộng sản, Giáo sư Nguyễn Đình Cống đưa ra
lời khuyên, nếu muốn phát triển phải thay đổi từ một đảng cách mạng
thành một đảng chính trị thì mới tồn tại được, chứ như hiện nay không
những đảng sẽ đem tai họa cho đất nước mà sự tồn tại của đảng cũng khó
bền vững.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét