Nhớ ngày mùng 6 tháng 3
Ăn cơm với cà, đi hội Chùa Tây.
(Ca dao cổ xứ Đoài)
VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO KIẾN TRÚC CHÙA TÂY PHƯƠNG
Nguyễn Xuân Diện
viết năm 1991
Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất ở đồng bằng Bắc bộ, đã từng hấp dẫn bao nhiêu nhà nghiên cứu mỹ thuật, nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh gia xa gần.
Đây là một công trình kiến trúc nổi tiếng bởi vẻ đẹp của nó. Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự, tọa lạc trên ngọn núi cổ hình lưỡi câu gọi là Câu Lậu sơn, cao khoảng 50m, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ).
Ngay cả việc chọn địa thế xây dựng chùa cũng là điều đáng để chú ý. Chùa được xây ở nơi có địa thể tốt đẹp theo quan niệm phong thủy xưa. Có tả thanh long, hữu bạch hổ chầu vào, nước non khuất khúc hữu tình. Đặc biệt hơn, với những ngôi chùa khác, thường được xây dựng vào triền đồi hoặc núi tạo sự vững chãi, bề thế, phù hợp với mô hình kiến trúc phổ biến của Phương Đông, riêng chùa Tây Phương được xây dựng trên đỉnh núi. Một lối dẫn lên chùa, theo đường dốc, gần như thẳng đứng, gồm gần 250 bậc đá ong. Con đường lên chùa Tây Phương cheo leo này phải chăng là biểu hiện cho con đường đi đến cõi Tây Phương cực lạc?
Các chùa chính của chùa Tây Phương được bố cục theo hình chữ Tam tách biệt hẳn nhau, gồm ba nếp nhà hai tầng mái theo kiểu chồng diêm đặt song song. Kiểu kiến trúc này còn gọi là “Trùng thiềm điệp ốc” (nhà liền nhau, mái chồng lên nhau), chúng ta có thể thấy ở chùa Kim Liên (xã Quảng An, Từ Liêm, Hà Nội). Kiểu kiến trúc này tạo cảm giác bề thế, trùng điệp theo kiểu kiến trúc cung điện của các vua chúa (chùa Tây Phương do Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho sửa chữa lớn vào năm Canh Tý - 1660).
Chùa này có ngói đặc biệt, không thấy có ở nơi khác. Đó là loại khói mũi hài cổ, to và dài, mặt dưới từng viên đều có một màu, tạo cho mặt trong của chùa như một chiếc áo cà sa ngũ sắc của nhà Phật. Vào thăm chùa Tây Phương ngẩng đầu lên, trông thấy mái chùa cao lồng lộng với màu sắc đó, tạo người ta cảm giác dễ chịu và thích thảng một niềm lâng lâng thoát thực, lại như được bình yên trong tâm tưởng về sự chở che. Về trang trí, các góc mái đao chùa Tây Phương đều có gắn tứ linh (long, ly, quy, phượng) được đắp bằng sành nung rất tinh xảo. Các bức hoàng, xà, ván lúa giữa hai tầng mái cùng các diềm mái đều thưa thoáng, ưa nhìn. Thông thường trong chùa người ta ít sử dụng họa tiết tứ linh, nhất là con rồng để trang trí, vì nó là sản phẩm của Nho giáo (ở đình, đền, miếu thì phổ biến) nhưng ở chùa Tây Phương ta thấy đủ cả tứ linh, có lẽ không nhằm chủ yếu để minh họa cho một ý tưởng tôn giáo mà chỉ với ý đồ trang trí. Các đầu đao của chùa Tây Phương đứng so le với nhau, từ góc nào cũng có thể thấy được các lớp mái, nói rõ ý phô diễn trong kiến trúc.
Chùa Tây Phương còn có các ô cửa sổ tròn ở đốc tưởng với ý nghĩa “sắc sắc không không” ít thấy ở các chùa khác. Những ô cửa này là cho tưởng nhà chùa bớt đi vẻ nặng nề, u tịch vốn có của chùa chiền, tạo một sự hài hòa với tường chùa, với mái đao và toàn bộ kiến trúc chùa.
Chùa nằm trên đỉnh một ngọn núi cao, không thể đào giếng được. Người ta khắc phục chuyện này bằng cách xây các bể để đón nước mưa. Hai bể chùa lớn được đặt giữa các mái chùa, ý nghĩa của việc đặt hai bể lớn này còn có thể giải thích bằng nhiều cách khác nữa. Chùa đặt trên ngọn núi cao của vùng Trung du nắng nóng; vật liệu xây dựng kiến thiết (cả tượng gỗ nữa) dễ bị nứt nẻ, hai bể nước đã tỏa hơi nước vào các tòa chùa, tạo một độ ẩm thích hợp để khắc phục. Về ý nghĩa tôn giáo: Hai bể nước đón ánh mặt trời soi xuống, tia nắng mặt trời khúc xạ qua nước, hắt lên mái chùa ngũ sắc tạo một không khí hư ảo, lung linh với ý nghĩa “sắc sắc không không” của đạo Phật.
Chùa Tây Phương KHÔNG CÓ khu đại bái (còn gọi là bái đường, tức chỗ ngồi để tụng niệm, cúng bái). Đại bái lại chính là chùa Hạ, chỗ ngồi để lễ chỉ là một diện tích rất nhỏ hẹp, không đáng kể. Chùa là nơi tu hành, truyền bá của đạo Phật, cũng là tụ điểm tín ngưỡng của hầu hết quảng đại quần chúng (trong khi đình chỉ dành riêng cho quan viên sắc mục và trai đinh); và do vậy đại bái trong chùa rất quan trọng. Tây Phương là chùa lớn, lại do chúa Trịnh chi trùng tu, sửa sang, cũng như là nơi các vua chúa hay lui tới, mà không có đại bái là một điều rất lạ.
Như vậy, chùa Tây Phương là một ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc cung đình, thể hiện không chỉ ở chỗ nó nằm trong một quần thể cảnh trí tươi đẹp mà còn qua những lối kiến trúc độc đáo, sáng tạo và phóng khoáng. Với 62 pho tượng cổ được đánh giá đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, với lối kiến trúc độc đáo, chùa Tây Phương mãi mãi xứng đáng là “danh lam cổ tự” của đất nước và của Hà Tây nói riêng.
Ăn cơm với cà, đi hội Chùa Tây.
(Ca dao cổ xứ Đoài)
VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO KIẾN TRÚC CHÙA TÂY PHƯƠNG
Nguyễn Xuân Diện
viết năm 1991
Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất ở đồng bằng Bắc bộ, đã từng hấp dẫn bao nhiêu nhà nghiên cứu mỹ thuật, nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh gia xa gần.
Đây là một công trình kiến trúc nổi tiếng bởi vẻ đẹp của nó. Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự, tọa lạc trên ngọn núi cổ hình lưỡi câu gọi là Câu Lậu sơn, cao khoảng 50m, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ).
Ngay cả việc chọn địa thế xây dựng chùa cũng là điều đáng để chú ý. Chùa được xây ở nơi có địa thể tốt đẹp theo quan niệm phong thủy xưa. Có tả thanh long, hữu bạch hổ chầu vào, nước non khuất khúc hữu tình. Đặc biệt hơn, với những ngôi chùa khác, thường được xây dựng vào triền đồi hoặc núi tạo sự vững chãi, bề thế, phù hợp với mô hình kiến trúc phổ biến của Phương Đông, riêng chùa Tây Phương được xây dựng trên đỉnh núi. Một lối dẫn lên chùa, theo đường dốc, gần như thẳng đứng, gồm gần 250 bậc đá ong. Con đường lên chùa Tây Phương cheo leo này phải chăng là biểu hiện cho con đường đi đến cõi Tây Phương cực lạc?
Các chùa chính của chùa Tây Phương được bố cục theo hình chữ Tam tách biệt hẳn nhau, gồm ba nếp nhà hai tầng mái theo kiểu chồng diêm đặt song song. Kiểu kiến trúc này còn gọi là “Trùng thiềm điệp ốc” (nhà liền nhau, mái chồng lên nhau), chúng ta có thể thấy ở chùa Kim Liên (xã Quảng An, Từ Liêm, Hà Nội). Kiểu kiến trúc này tạo cảm giác bề thế, trùng điệp theo kiểu kiến trúc cung điện của các vua chúa (chùa Tây Phương do Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho sửa chữa lớn vào năm Canh Tý - 1660).
Chùa này có ngói đặc biệt, không thấy có ở nơi khác. Đó là loại khói mũi hài cổ, to và dài, mặt dưới từng viên đều có một màu, tạo cho mặt trong của chùa như một chiếc áo cà sa ngũ sắc của nhà Phật. Vào thăm chùa Tây Phương ngẩng đầu lên, trông thấy mái chùa cao lồng lộng với màu sắc đó, tạo người ta cảm giác dễ chịu và thích thảng một niềm lâng lâng thoát thực, lại như được bình yên trong tâm tưởng về sự chở che. Về trang trí, các góc mái đao chùa Tây Phương đều có gắn tứ linh (long, ly, quy, phượng) được đắp bằng sành nung rất tinh xảo. Các bức hoàng, xà, ván lúa giữa hai tầng mái cùng các diềm mái đều thưa thoáng, ưa nhìn. Thông thường trong chùa người ta ít sử dụng họa tiết tứ linh, nhất là con rồng để trang trí, vì nó là sản phẩm của Nho giáo (ở đình, đền, miếu thì phổ biến) nhưng ở chùa Tây Phương ta thấy đủ cả tứ linh, có lẽ không nhằm chủ yếu để minh họa cho một ý tưởng tôn giáo mà chỉ với ý đồ trang trí. Các đầu đao của chùa Tây Phương đứng so le với nhau, từ góc nào cũng có thể thấy được các lớp mái, nói rõ ý phô diễn trong kiến trúc.
Chùa Tây Phương còn có các ô cửa sổ tròn ở đốc tưởng với ý nghĩa “sắc sắc không không” ít thấy ở các chùa khác. Những ô cửa này là cho tưởng nhà chùa bớt đi vẻ nặng nề, u tịch vốn có của chùa chiền, tạo một sự hài hòa với tường chùa, với mái đao và toàn bộ kiến trúc chùa.
Chùa nằm trên đỉnh một ngọn núi cao, không thể đào giếng được. Người ta khắc phục chuyện này bằng cách xây các bể để đón nước mưa. Hai bể chùa lớn được đặt giữa các mái chùa, ý nghĩa của việc đặt hai bể lớn này còn có thể giải thích bằng nhiều cách khác nữa. Chùa đặt trên ngọn núi cao của vùng Trung du nắng nóng; vật liệu xây dựng kiến thiết (cả tượng gỗ nữa) dễ bị nứt nẻ, hai bể nước đã tỏa hơi nước vào các tòa chùa, tạo một độ ẩm thích hợp để khắc phục. Về ý nghĩa tôn giáo: Hai bể nước đón ánh mặt trời soi xuống, tia nắng mặt trời khúc xạ qua nước, hắt lên mái chùa ngũ sắc tạo một không khí hư ảo, lung linh với ý nghĩa “sắc sắc không không” của đạo Phật.
Chùa Tây Phương KHÔNG CÓ khu đại bái (còn gọi là bái đường, tức chỗ ngồi để tụng niệm, cúng bái). Đại bái lại chính là chùa Hạ, chỗ ngồi để lễ chỉ là một diện tích rất nhỏ hẹp, không đáng kể. Chùa là nơi tu hành, truyền bá của đạo Phật, cũng là tụ điểm tín ngưỡng của hầu hết quảng đại quần chúng (trong khi đình chỉ dành riêng cho quan viên sắc mục và trai đinh); và do vậy đại bái trong chùa rất quan trọng. Tây Phương là chùa lớn, lại do chúa Trịnh chi trùng tu, sửa sang, cũng như là nơi các vua chúa hay lui tới, mà không có đại bái là một điều rất lạ.
Như vậy, chùa Tây Phương là một ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc cung đình, thể hiện không chỉ ở chỗ nó nằm trong một quần thể cảnh trí tươi đẹp mà còn qua những lối kiến trúc độc đáo, sáng tạo và phóng khoáng. Với 62 pho tượng cổ được đánh giá đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, với lối kiến trúc độc đáo, chùa Tây Phương mãi mãi xứng đáng là “danh lam cổ tự” của đất nước và của Hà Tây nói riêng.
Chính xác ! Và rất hay ! Cảm ơn TS NXD rất nhiều...
Trả lờiXóaBạn nào post vài ảnh các tượng phật chùa Tây phương từ lâu đã đi vào trong thơ thì cảm ơn lắm !
Trả lờiXóa"Chùa Tây Phương có khu đại bái ""Tây Phương là chùa lớn, lại do chúa Trịnh chi trùng tu, sửa sang, cũng như là nơi các vua chúa hay lui tới, mà không có đại bái là một điều rất lạ. Trong câu "Chùa Tây Phương có khu đại bái " hình như thiếu một chữ "không"thì phải.
Trả lờiXóaTây Phương Cực Lạc là đâu tá ?
Trả lờiXóaThật Tuyệt Vời ! Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Hán-Nôm NGUYỄN XUÂN DIỆN !
Trả lờiXóaCàng Tuyệt Vời hơn khi Chùa Tây Phương được giữ gìn cẩn thận, và không bị những kẻ khoác áo thầy tu liên kết với bọn ma-phi-a và bọn lợi ích nhóm phá hoại dưới chiêu bài :" Trùng tu Di tích Lịch sử-Văn hóa " và " Du lịch Văn Hóa Tâm Linh " để kinh doanh Phật, Thánh !
Thật Tuyệt Vời !
Trả lờiXóaXin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện!
Xin trân trọng cảm ơn Anh Nguyễn Hoài Nam-tác giả tập ảnh quý !