Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Hà Nội: SẼ THANH TRA VỤ TRỒNG CÂY GIAN DỐI, CẨU THẢ

Thanh tra vụ trồng cây 'lộ' túi bọc bầu

Tú Anh - Nguyễn Dũng
Báo Tiền Phong
06:34 ngày 17 tháng 06 năm 2015

TP - Ngày 16/6, trước phản ánh của dư luận về hiện tượng sau trận dông lốc có nhiều cây mới trồng bị đổ lộ nguyên cả dây và túi bọc quấn quanh bầu đất, cơ quan chức năng Hà Nội đã lên tiếng khẳng định sẽ tiến hành thanh tra quy trình trồng cây và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm.

 
Cây bị bật gốc lộ nguyên cả bọc lưới ở vị trí trước số nhà 162 Khuất Duy Tiến (ảnh lớn); Cây bị bật gốc để lộ còn nguyên bọc gốc trên phố Lê Duẩn (ảnh nhỏ). Ảnh: Nhất Nam.

Xử nghiêm trồng cây không đúng quy trình

Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều qua (16/6), lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội đã nhận được rất nhiều câu hỏi của báo chí liên quan đến việc dông lốc xảy ra khiến hàng nghìn cây xanh trên địa bàn bị gãy đổ. Ông Võ Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trận mưa dông chiều ngày 13/6, có gió giật từ cấp 8 đến cấp 9 gây hậu quả rất nặng nề cho người, phương tiện; hệ thống cây xanh và lưới điện trên toàn thành phố.


Trả lời câu hỏi về việc sau trận dông lốc chiều ngày 13/6, nhiều cây xanh mới trồng trên các tuyến phố đã lộ nguyên bầu bọc bằng dây, lưới và ni lông, ông Phong cho biết: “Việc dư luận, người dân phản ánh cây lộ bầu thì thành phố biết, Sở Xây dựng cũng biết. Sau khi nhận được chỉ đạo từ thành phố, Sở đã giao cho các đơn vị kiểm tra thanh tra, nếu phát hiện vi phạm về quy trình trồng cây sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Bên cạnh đó, Sở cũng đang tiến hành rà soát, kiểm tra cụ thể doanh nghiệp nào trồng các loại cây để nguyên bọc ni lông và sẽ thông tin rộng rãi đến các cơ quan báo chí”, ông Phong nói.

Trước hoài nghi của dư luận về việc trồng cây còn để nguyên bầu, nguyên túi bọc như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây xanh? Lãnh đạo Sở Xây dựng lý giải, việc này ảnh hưởng như thế nào thì còn phải kiểm tra. Sau kiểm tra, thanh tra quy trình trồng cây, Sở sẽ tập hợp báo cáo cụ thể và có biện pháp xử lý. Theo Sở Xây dựng, đối với quá trình rà soát lại hệ thống cây xanh đường phố sẽ phân loại, xác định cây nguy hiểm, không đúng loại cây đô thị: “Trong tháng 7/2015 chúng tôi sẽ báo cáo thành phố các loại cây này. Đối với số tiền thiệt hại liên quan đến vụ dông lốc, thành phố có Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, hiện đơn vị này đang thống kê cụ thể”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng nói.

Trong một diễn biến khác, theo phản ánh của một số người dân trên phố Lê Duẩn vào trưa ngày 16/6, một nhóm công nhân đã đào đất, gỡ lớp lưới bọc phần rễ và bầu của những cây trồng trên tuyến phố này. Còn theo ghi nhận của phóng viên, những cây lộ đổ ngã nguyên bọc bằng túi lưới trên các tuyến phố khác như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh…, mà dư luận đã phản ánh thì đến nay đã được trồng lại: “Việc công nhân đi gỡ bỏ các lưới bọc trên phố Lê Duẩn không phải là người của công ty. Sau khi có phản ánh của dư luận, chúng tôi đã cho tiến hành thanh tra nội bộ toàn bộ quy trình trồng cây của các đơn vị liên quan”, lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội (gọi tắt Cty Công viên cây xanh Hà Nội) cho biết.


 
Trưa ngày 16/6, công nhân đi gỡ bỏ lưới ở các cây trên phố Lê Duẩn. Ảnh: Nguyễn Dương.Cây trồng ở đường phố chưa phù hợp

Theo lãnh đạo Cty Công viên cây xanh Hà Nội, việc trồng cây xanh đường phố, cây xanh đô thị hiện nay có rất nhiều đơn vị khác tham gia. Vị này lý giải, về nguyên tắc cây mới trồng cần có lưới bao để tránh vỡ bầu đất và lưới này sẽ tự hủy, tuy nhiên không loại trừ khả năng công nhân không làm đúng quy trình: “Chúng tôi không bao biện hay thanh minh cho nhân viên của mình, nhưng đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà nó còn là danh dự của ngành, của truyền thống của Cty mấy chục năm nay. Phía công ty sẽ thanh kiểm tra nội bộ, rà soát quy trình trồng cây để làm sáng tỏ vấn đề này”, đại diện Cty Công viên cây xanh Hà Nội khẳng định.

Về việc chậm trễ khắc phục hậu quả sau trận mưa dông, lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng, dự kiến ban đầu chỉ có khoảng 300 cây nhưng trên thực tế có tới 1.300 cây bị gẫy đổ. Đến chiều 16/6, công tác khắc phục cơ bản đã hoàn tất, toàn bộ cây gẫy đổ đã được dọn dẹp, đảm bảo cuộc sống và nhu cầu đi lại của người dân được bình thường. Đối với hàng loạt cây xanh bị đổ trong vườn hoa, công viên cũng đang được lực lượng chức năng khắc phục, dự kiến sẽ hoàn thành trong vài ngày tới. Việc trồng thay thế cây đổ gãy cũng được chuẩn bị và sẽ được trồng lại, trên cơ sở cây trồng mới phải đảm bảo sống và sinh trưởng tốt. Riêng tại đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố sẽ xin ý kiến các nhà khoa học, ý kiến người dân xem phải trồng loại cây nào phù hợp nhất.
Liên quan đến trách nhiệm, bù đắp thiệt hại cho gia đình gặp nạn trong vụ dông lốc, ông Lưu Quang Huy, Phó Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đến chia sẻ, giúp đỡ từng gia đình.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng cho biết, sau sự việc này, Hà Nội cũng có thêm nhiều kinh nghiệm và sẽ phải có kế hoạch dài hơi hơn. Trong đó thành phố sẽ ghi nhận các kiến nghị về giải pháp cảnh báo mưa dông qua hệ thống loa phát thanh, tin nhắn điện thoại. Đối với các đơn vị thực hiện trồng cây trong hợp đồng quy định rõ các cây trồng mới phải đảm bảo sống và phát triển bình thường mới được thanh toán tiền. “Các đơn vị trồng cây phải đảm bảo cây phải sống, sinh trưởng tốt sau 1 năm thậm chí lâu hơn họ mới được quyết toán và trong thời gian đấy họ phải bảo hành việc chăm sóc cây”, một vị cán bộ lý giải.

Trong một diễn biến liên quan, các chuyên gia cũng đã lên tiếng về sự việc này: “Nếu không phải bọc tự hủy mà là một chất liệu khác, khi trồng không tiến hành tháo bỏ thì không đúng với quy trình trồng cây xanh. Vì nếu bọc kín, ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúc của cây, rễ không thể xuyên thủng để bám vào đất”, ông Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội các ngành Sinh học Việt Nam cho rằng, cây trồng ở đường phố Hà Nội chưa phù hợp: “Không nên trồng các loại cây như xà cừ, cây bàng, cây keo… để làm cây đô thị vì không đảm bảo an toàn. Đơn cử xà cừ gãy đổ ít nhưng đã đổ thì gây nguy hại rất lớn đến tính mạng cũng như tài sản của người dân. Vì thế trồng cây gì phải bàn tính và loại cây gì là phù hợp. Có ba vấn đề đặt ra khi trồng cây xanh đô thị là yêu cầu an toàn, bóng mát và có hoa hay không. Trong đó an toàn là quan trọng nhất. Theo tôi Hà Nội cần phải tổ chức những cuộc hội thảo khoa học để đánh giá liên quan đến việc trồng cây như thế nào”, ông Hùng chia sẻ.
______

Xem thêm tin liên quan trên các báo khác:
Hà Nội kiểm tra việc cây bật gốc lộ nguyên bầu nylon
HN lên tiếng vụ 'cây trồng cả bầu lộ sau dông'
__


Bài trên VietNamnet:
HN lên tiếng vụ 'cây trồng cả bầu lộ sau dông'


Trước câu hỏi của các phóng viên về hàng loạt cây xanh mới trồng lộ nguyên bầu bọc bằng lưới, túi ni lông sau mưa dông, PGĐ Sở Xây dựng HN cho biết: “Cây lộ bầu, thành phố và Sở Xây dựng biết sau khi có sự phản ánh của người dân, dư luận. Vụ việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Chúng tôi đã giao cho đơn vị liên quan kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm quy trình thì phải xử lý”.

Hà Nội: Công nhân đào đất gỡ lưới cước bọc rễ cây xanh
Trồng cây kiểu lạ lộ sau siêu dông: Không thể tin nổi!
6 người bị cây đổ đè chết chưa được chủ cây bồi thường
Hà Nội cưa cây cổ thụ đổ nghiêng, dọa đè sập nhà 4 tầng
Người cha thất thần bên kỷ vật của con gái bị cây đè
Sau siêu dông, nhiều ngôi nhà vẫn bị cây đè
Cây bật gốc trong dông lốc, lộ cách trồng rất... lạ
Cây xanh Hà Nội bị quật tơi tả sau cơn dông lốc cấp 8
CLIP: Cây đổ hàng loạt trong cơn dông

Tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội chiều 16/6, ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, trận mưa dông chiều ngày 13/6 có gió giật từ cấp 8 đến cấp 9. Mưa không lớn nhưng gió giật mạnh đã gây hậu quả rất nặng nề cho người, phương tiện, hệ thống cây xanh và lưới điện trên toàn thành phố.

Cụ thể, trong 12 quận nội thành có 998 cây xanh bị bật gốc, ở ngoại thành có khoảng 400 cây.

Ông Phong cho biết, phần lớn cây bị đổ có rễ ăn ngang như xà cừ, bằng lăng, muồng.

Trong đó, nhiều cây đổ chắn ngang đường ảnh hưởng đến giao thông. Nhiều cây đổ ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện thành phố.


Cây đổ trong cơn dông chiều 13/6

Cũng theo báo cáo của đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, toàn bộ cây xanh bị đổ, gãy, ảnh hưởng đến giao thông đang được lực lượng chức năng khắc phục, dự kiến trong ngày mai sẽ hoàn thành.

Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai của thành phố Hà Nội đang thống kê những thiệt hại về vật chất và sẽ có báo cáo cụ thể.

Về việc trồng thay thế cây bị đổ, theo lãnh đạo Sở Xây dựng, phụ thuộc vào giống cây, thời gian, thời tiết thuận lợi.

Trước câu hỏi của các phóng viên, Sở Xây dựng có biết hàng loạt cây xanh mới trồng lộ nguyên bầu bọc bằng lưới, túi ni lông sau mưa dông hay không, ông Phong cho biết: “Cây lộ bầu, thành phố và Sở Xây dựng biết sau khi có sự phản ánh của người dân, dư luận. Vụ việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Chúng tôi đã giao cho đơn vị liên quan kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm quy trình thì phải xử lý”.

Về việc trồng cây để nguyên túi ni lông bọc có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hay không, ông Phong cho biết, ảnh hưởng như thế nào thì còn phải kiểm tra. Sau kiểm tra sự việc, Sở Xây dựng sẽ tập hợp báo cáo cụ thể.

Được biết, Thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Xây dựng rà soát lại hệ thống cây xanh để phát hiện cây sâu mục, cây không đúng loại cây xanh đô thị, dễ gãy đổ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.

Liên quan đến trách nhiệm, bù đắp thiệt hại cho gia đình gặp nạn trong vụ dông lốc, ông Lưu Quang Huy - Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đến chia sẻ, giúp đỡ từng gia đình.

Được biết, trong báo cáo chi tiết của Sở này, vụ mưa dông vừa qua khiến 7 người bị thương vong.

Hoàng Sang

11 nhận xét :

  1. Cùng lắm là rút kinh nghiệm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương nguyễn Hồng Hạnhlúc 12:38 17 tháng 6, 2015

      Quyền AI !!!

      Xóa
    2. Hy vọng vụ này sẽ công minh, tìm ra kẻ gian dối mà không sợ che đậy chống lưng ? Vì sao ư? Đã phải đi trồng cây thì cùng đinh rồi, ai đõ đâu !

      Xóa
  2. Chuyên gia cây trồng đã lên tiếng nhiều rồi, mấy anh Sở XD, Cty Cây xanh đếch thèm nghe, quan liêu đến độ "chờ kiểm tra xong mới kết luận" một việc mà thằng con nít cũng biết là phải bỏ bầu nilon trước khi trồng, hởi ơi, quan trí, quan trí...

    Cty Cây xanh thiếu gì kỹ sư lâm nghiệp, nhưng họ góp ý, mấy anh quan ngồi bàn giấy đếch nghe, trời đánh cho đáng đời.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đề nghị trưởng phó đoàn TT là 2 đ/c cực kỳ liêm khiết và mẫn cán :Trần Văn Truyền và Ngô Văn Khánh ,bổ sung thành viên đoàn TTra là các đ/c Phan đăng Long,Lê Văn Dục,Phạm Quốc Hùng...

    Trả lờiXóa
  4. thanh tra cái con mẹ! tất tần tật chúng đều như nhau cùng một guộc cả, chỉ phân nhau ra các vị trí cho có để ăn trên ngồi chốc đục khoét tiền thuế, tiền đóng góp của người lao động và nhân dân, từ bí thư, chủ tịch, các giám đốc sở, cây xanh, thanh tra, công an, truyền hình...cùng là một lũ ăn cắp, lừa bịp ăn gian làm dối, chối tội quanh co đổ lỗi hết. chính quyền hà nội và cái nước này nó thế!!!!

    Trả lờiXóa
  5. Thời nào rồi mà còn tin quan chức CS rút kinh nghiệm với xử lý nghiêm. Bịt tai và bịt môm lại. Đừng nghe cho khỏi tốn tiền điện.

    Trả lờiXóa
  6. cứ xem những vùng cây không bị chặt hạ là ít thiệt hại vì cây cối ngăn cản bão giông.

    Trả lờiXóa
  7. Việc đéo gì phải thanh tra với thanh mẹ nữa. Gốc cây trồng để nó lòi lên như thế, chỉ cần giữ lại vài gốc cây làm chứng, công an lập biên bản có đủ chữ ký của công ty CV cây xanh, và người dân rồi nhốt mẹ mấy thằng vùi gốc cây kiểu đó, rồi lần lên nhốt tiếp mấy thằng có trách nhiệm là lòi ra hết. Quy trách nhiệm cho chúng nó có oan đâu mà phải thanh tra rườm rà, quy trình quy chéo. Rồi chờ 2 háng nữa có kết luận thanh tra, cứt trâu hóa bùn, rồi bí Nghị lại lên ca bài ca vu không dân Hà Nội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu làm đuợc như vậy thì không còn " đồng hội, đồng thuyền, đồng chí " gì cà và cũng không chia chác đuợc nữa, và không đúng qui trình. Thô chỉ cần kiểm điểm và rút kinh nghiệm là đủ.

      Xóa
  8. Thanh tra là hậu duệ của tớ đấy!
    (Chú Cuội)

    Trả lờiXóa