Từ chủ trang trại điển hình phải trở về tay trắng
SGTT.VN - Doanh nhân ấy có biệt danh là Tiềm “điên” với
tên thật là Nguyễn Văn Tiềm, người dám đi vay hàng trăm triệu đồng vào
năm 1998 chặn dòng một con suối ở sông Ông, Ninh Thuận tự mình làm thuỷ
điện. Từ sức người, ông biến một vùng cằn cỗi mà chính dân địa phương
còn thừa nhận là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành xưởng sản xuất nước đá,
khu du lịch sinh thái theo mô hình trang trại nổi tiếng khắp nơi.
Tuy nhiên, trang trại ấy, phần lớn đã bị quy hoạch, bởi
những quyết định lạnh lùng, lấy đất cho một doanh nghiệp khác làm thuỷ
điện. Doanh nhân Nguyễn Văn Tiềm đi lên từ chân đất giờ trở về với chân
đất. Gặp chúng tôi vào những ngày giữa tháng 6, ông Tiềm cho biết sẽ
tiếp tục khiếu nại vì hy vọng sẽ đòi được công bằng theo suy nghĩ của
mình. Như bao vụ giải toả khác, chuyện của ông Tiềm cũng để lại cho
chúng tôi nhiều suy nghĩ, ngậm ngùi khi mồ hôi nước mắt và tâm huyết của
cả đời người bỗng chốc tan tành.
Ông Tiềm thẩn thờ bên đống hoang tàn.
|
Nỗi đau bên dòng suối Thương
Con suối mà ông Tiềm chặn dòng tên gọi suối Thương. Nhà ông cũng dựng cạnh suối nhưng những tiếng nước chảy róc rách ngày xưa không còn. Vẫn còn đôi tay to bè và cái vóc dáng to lớn gù gù như gấu nhưng tiếng cười hào sảng của ông hôm nay không còn nữa. Ông kể: “Hồi xưa lúc tôi ăn nên làm ra, báo chí tới đây nhiều lắm và tôi cũng không tiếc thứ gì. Nhưng giờ thì…”
Ngày xưa của ông cách đây khoảng 14 năm với ba giai
đoạn mà nói theo ông là chưa “lên voi” đã “xuống chó”. Đợt đầu tiên, từ
năm 1998 – 2000, gia đình ông Tiềm vào thôn La Vang, xã Quảng Sơn, huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận làm “chuyện không tưởng” là lấy sức người
chặn dòng suối Thương để tạo ra một trang trại kiểu mẫu, lái dòng nước
thành hồ chứa nuôi cá, chạy máy phát điện làm nước đá. Hai năm trời cả
gia đình Nguyễn Văn Tiềm quần quật với biết bao mồ hôi, bao vết sẹo trên
người để tạo ra doanh nghiệp Hồng Ân.
Từ năm 2000 – 2004, doanh nghiệp Hồng Ân với trang trại
kiểu mẫu và chủ nhân sản xuất giỏi đến nỗi báo đài địa phương lẫn Trung
ương nườm nượp tìm đến viết về gương sản xuất điển hình, có tác phẩm
đạt giải bạc liên hoan truyền hình toàn quốc. Những chiếc đĩa CD hay
hình ảnh trang trại kiểu mẫu của một thuở huy hoàng được ông Tiềm giữ
gìn kỹ lắm. Với ông, nó là sự ghi nhận về một thời cực nhọc nhưng tự hào
của gia đình mình, nhưng cũng là sự nhắc nhở về nhân tình thế thái hôm
nay…
Trong hồ sơ đất đai của Nguyễn Văn Tiềm được cấp ghi rõ giao 32.262m2 (gồm hai sổ đỏ) trồng cây lâu năm với thời hạn 50 năm. Tuy nhiên, khi thu hồi 23.622/32.262m2 đất vào ngày 30.1.2004 thì chính quyền lại ghi trong biên bản chủ yếu là bồi thường đất trồng cây hoa màu. Trang trại của doanh nghiệp Hồng Ân từng được một đối tác tại Khánh Hoà định giá 10 tỉ đồng nhưng ông Tiềm không đồng ý bán. Khi thu hồi đất, hội đồng bồi thường huyện Ninh Sơn của tỉnh Ninh Thuận ra văn bản bồi thường cho ông Tiềm 785 triệu đồng. Ông Tiềm khiếu nại thì UBND tỉnh nâng mức bồi thường lên 1,7 tỉ đồng (văn bản số 158 ngày 23.6.2006) và đề nghị gia đình Nguyễn Văn Tiềm khởi kiện hành chính. |
.
Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ ngày 30.1.2004, ngày UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định thu hồi đất của ông Tiềm và một số hộ dân khác để giao cho công ty 76 (sau đó công ty này không đủ năng lực tài chính nên đã bán dự án cho một đối tác khác để làm công ty cổ phần thuỷ điện Sông Ông). Mặc cho gia đình ông Tiềm khiếu nại, trưng ra những giấy tờ, bằng chứng nhưng chính quyền vẫn nhất quyết cưỡng chế. “Hôm đó họ dẫn theo công an, dân phòng đông lắm, chẳng khác gì vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Chỉ khác một điểm tôi đã cố nén để không liều mạng...”, ông Tiềm nhớ lại. Cơ nghiệp ấy phút chốc tan tành.
Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ ngày 30.1.2004, ngày UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định thu hồi đất của ông Tiềm và một số hộ dân khác để giao cho công ty 76 (sau đó công ty này không đủ năng lực tài chính nên đã bán dự án cho một đối tác khác để làm công ty cổ phần thuỷ điện Sông Ông). Mặc cho gia đình ông Tiềm khiếu nại, trưng ra những giấy tờ, bằng chứng nhưng chính quyền vẫn nhất quyết cưỡng chế. “Hôm đó họ dẫn theo công an, dân phòng đông lắm, chẳng khác gì vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Chỉ khác một điểm tôi đã cố nén để không liều mạng...”, ông Tiềm nhớ lại. Cơ nghiệp ấy phút chốc tan tành.
Hy vọng mong manh
Từ đó đến nay, ông Tiềm vẫn miệt mài gửi đơn khiếu nại
từ xã lên huyện, ra tỉnh rồi ra cả Trung ương. Thanh tra Chính phủ cũng
đã vào cuộc nhưng kết luận đưa ra không làm ông thoả lòng. Ông vẫn tin
rằng công lý rồi sẽ đến vào một ngày nào đó dù trang trại xưa giờ chỉ
gói gọn trong một tính từ: hoang tàn! Phần lớn đất bị thu hồi, phần còn
lại chẳng làm gì được vì không còn nguồn nước. Ông nói chính việc thuỷ
điện Sông Ông chặn dòng suối Thương đã “giết chết” gia đình mình. Nhà
máy thuỷ điện nhỏ của ông lập tức phải ngừng hoạt động vì không có nước,
nhà máy nước đá đóng cửa theo sau vì không điện. Hàng chục tấn cá và
vườn cây ăn trái cũng chết theo vì thiếu nước. “Họ chặn dòng mà không
thông báo, cũng không có biện pháp khắc phục hậu quả nên đã đẩy doanh
nghiệp Hồng Ân chúng tôi đến chỗ phá sản. Nhưng xét đến cùng là do chính
quyền...”, ông Tiềm nhận định.
Cơ ngơi một thời giờ là phế tích.
|
“Tôi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ủng hộ
chủ trương thu hút đầu tư của UBND tỉnh Ninh Thuận nhưng sau những hứa
hẹn ban đầu, họ đã bội ước”, ông Tiềm bức xúc. Mỗi mét vuông đất của ông
và người dân khu vực quy hoạch thuỷ điện chỉ được bồi thường từ 1.000 –
1.500 đồng, mức giá mà thời điểm đó chỉ đủ mua được ổ bánh mì không
nhân. “Trong sổ đỏ mà UBND huyện Ninh Sơn cấp chứng nhận quyền sử dụng
đất ghi rõ thời hạn 50 năm đối với gia đình tôi. Tin điều đó, chúng tôi
đã bỏ công sức tiền của đầu tư làm đường, trồng cây, đắp đập ngăn suối…
nhưng rồi họ bội tín khiến cả cơ nghiệp tan tành”, ông Tiềm nghẹn ngào.
Ông Tiềm kể lại: Chính quyền cấp xã, cấp huyện rồi cấp
tỉnh rồi đoàn đại biểu Quốc hội mời tôi lên đối thoại nhưng chỉ có tôi
trình bày những nguyện vọng và trình những chứng cứ hợp pháp của mình.
Tất cả đều im lặng ngoại trừ câu giới thiệu lý do buổi đối thoại và câu
tuyên bố kết thúc cuộc làm việc. Trong đợt cưỡng chế, gia đình phản đối
thì đại diện UBND tỉnh Ninh Thuận nói sẽ chờ xem xét, trong quá trình đó
cơ quan chức năng không được tiến hành phá dỡ. Nhưng “lời nói gió bay”,
công an huyện áp cả gia đình ông Tiềm lên tạm giữ, đến khi phá dỡ xong
mới cho về. “Gia đình tôi đi phát triển kinh tế cho xã, cho huyện, cho
tỉnh tại sao lại đối xử với chúng tôi như kẻ đi cướp, bắt chúng tôi đến
sáu lần?”, ông Tiềm bức xúc.
Ông Tiềm cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vì còn tin vào
các nghị quyết của Đảng. Ông không kiện ra toà vì có kiện cũng chẳng có
xu nào để đóng án phí. Chia tay ông Tiềm, bóng dáng ông gù gù như gấu,
bàn tay to bè vịn vào thành sắt bước qua cây cầu ván gỗ mục nát như cái
cơ ngơi hoang phế bây giờ của ông. Nếu không có thuỷ điện, không có
những quyết định thu hồi đất lạnh lùng, có lẽ ông vẫn là một điển hình
sản xuất giỏi.
Bài và ảnh: Mai Quốc Ấn
|
Nguồn: SGTT
đọc mãi chuyện đau buồn của người dân , thêm hiểu nhà nước của dân do dân và vì dân .
Trả lờiXóaĐúng là một lũ ăn cướp, trường hợp này giống như chị Ba Sương ở Nông trường Sông Hậu.
Trả lờiXóaCàng đọc càng thấy uất ức. Thương cho người lương thiện quá!
Trả lờiXóaCo le tu nay khong doc nua, khong nghe khong nhin nua cho khoi buon, khoi that vong anh Teu a.5
Trả lờiXóaÔng Tiềm chết vì tội ngu , tội thừa niềm tin ....trong xã hội này
Trả lờiXóaQuy luật của tự nhiên...cá lớn nuốt cá bé...suy cho cùng người và vật như nhau cả
Trả lờiXóa