"Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII"
05/11/2013 12:09 (GMT + 7)
TTO - "Tôi nhận thức rằng sửa đổi Hiến
pháp là việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở
bước tiến của lịch sử. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII sẽ làm gì
để thúc đẩy chứ không cản trở sự phát triển của dân tộc".
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phát biểu tại
phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào
sáng 5-11.
“Giải pháp của mọi giải pháp”
Đại biểu Nghĩa nói: “Trong những kỳ họp qua chúng ta đã
bàn nhiều về giải pháp cho tình hình chung của đất nước. Không ít ý
kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình
hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản. Nguyên
nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể
chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng |
Theo ông Nghĩa, “không ít ý kiến cử tri cho rằng Hiến
pháp sửa đổi là giải pháp cho mọi giải pháp. Trên tinh thần đó, vừa qua
các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức dân chủ,
tầm trí tuệ và văn hóa để đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi”.
“Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không đạt được yêu
cầu đó thì chúng ta sẽ không tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ nhân
dân đã đóng góp mà còn bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm
cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp
các nước trong khu vực và trên thế giới”.
Quyền sử dụng đất phải là quyền tài sản
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đặt vấn đề: “Dự
thảo quy định đất đai là tài nguyên đặc biệt quan trọng của quốc gia,
nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước được quản lý theo pháp luật
và quy hoạch. Tôi rất băn khoăn về chữ quản lý theo quy hoạch”.
“Nếu quy định quản lý theo quy hoạch thì vô hình trung
chúng ta đã đặt tính chất pháp lý của quy hoạch ngang với pháp luật, mà
thực tiễn thì quy hoạch diễn ra ở nhiều cấp như xã, huyện, tỉnh, quốc
gia, quy hoạch ngành, vùng… Các quy hoạch không tránh khỏi sự chồng
chéo, có những quy hoạch thiếu khoa học, thiếu thực tế, điều chỉnh nhiều
lần. Đây là một trong những nguyên nhân gây lãng phí đất đai. Nếu lấy
quy hoạch làm cơ sở cho việc quản lý, thu hồi đất đai thì tôi e rằng
không ổn, dễ bị lợi dụng. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên để
luật định” - ông Hùng nêu.
Liên quan đến quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, ông Hùng phân tích: “Ở đây
có quy định là người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất. Ghi như
vậy rất cụ thể nhưng rất thiếu bởi vì người sử dụng đất có rất nhiều
quyền: quyền sang nhượng, cho tặng, thế chấp tài sản, góp vốn… Mặt khác,
thực chất quyền sử dụng đất hiện nay chính là quyền tài sản. Tuy trong
văn bản chưa ghi nhưng trong thực tiễn nó chính là tài sản”.
Ông Hùng nhấn mạnh: “Người dân muốn có quyền sử dụng
đất thì người ta phải bỏ tiền ra để mua. Đó là tài sản. Tôi đề nghị Hiến
pháp cần khẳng định quyền sử dụng đất là quyền tài sản mới công bằng.
Quy định như vậy sẽ làm cơ sở cho việc quy hoạch, thu hồi, giải tỏa, đền
bù theo đúng bản chất đó là quyền tài sản mới đảm bảo sự công bằng, dân
chủ và khách quan.
Mặt khác, người sử dụng đất cũng phải có nghĩa vụ khai
thác, sử dụng hiệu quả, không để hoang hóa. Do đó, cần quy định rõ là:
“Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Tổ chức, cá
nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất
có nghĩa vụ khai thác có hiệu quả theo quy định của pháp luật”.
LÊ KIÊN
Nguồn: Tuổi Trẻ
Một bài phát biểu tâm huyết của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, nhưng một độc
giả cho biết, trong chương trình thời sự tối qua đã không đưa bài kết
thúc phát biểu của ông tại phiên thảo luận hôm qua.
Chắc là lịch sử sẽ viết thế này:
Trả lờiXóa"Những biến động lớn, thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta được châm ngòi bằng việc Quốc hội của Đảng cộng sản thông qua Hiến pháp vào kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII bất chấp sự phẫn nộ của giới trí thức và sự phản đối của đa số dân chúng..."
"Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII" nhưng "hiện thân dân tộc" phải trả giá, thậm chí có thể đổ máu, một điều nguy hiểm không mong muốn.
XóaLịch sử có viết lại thì cũng đã thiệt hại. Đó là điều đáng tiếc.
Hiến pháp mới đã đi vào cuộc sống rồi! Nhanh thật!
Trả lờiXóaĐại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu ý kiến này trong nghị trường QHVN khác gì đem đàn gảy tai trâu. VTV " quên " là phải.
Trả lờiXóaĐại biểu Trương Trọng Nghĩa thật sự là một đại biểu đại diện cho nhân dân.
Trả lờiXóaĐây là một trong những tiếng nói mạnh mẽ tại Nghị trường , phản ảnh ý nguyện của ND về bản HPSĐ . Lãnh đạo Đ , NN, QH không lắng nghe thì hậu quả của nó sẽ khôn lường . Ls Trương Trọng Nghĩa là một ĐBQH, một trí thức có uy tín , một người con của Đất Nước, chắc hẳn không phát biểu mạnh mẽ như thế để đánh bóng cho cá nhân mình . Bên cạnh Ls Trương Trọng Nghĩa còn có những vị như ĐB Trần Du Lịch, Dương Trung Quốc và ngay cả BT Bùi Quang Vinh, PCN VPQH Ts Nguyễn sĩ Dũng . Các vị này không chịu nổi cái không khí ngột ngạt trong ND và cái ù lì của của chính thể và không còn cách nào khác phải nói thẳng ra giữa Nghị Trường quan trọng nhất của cả nước là Quốc Hội . Các nhà trí thức đã nói trong KN 72, rồi HĐGMVN đã nói trong KN của mình gửi QH , Lãnh đạo vẫn không nghe thì đến người trong nhà là ĐBQH phải nói . Không nói là mang tội với ND và không nghe lại càng mang tội lớn hơn ! Chẳng lẻ lãnh đạo không nhìn số người đưa tiển ĐT Võ như thế nào để đánh giá được lòng Dân ?
Trả lờiXóaHậu thế chắc chắn cũng sẽ ghi nhận sự "bịt miệng đại biểu Quốc Hội" của nhà đài Truyền Hình VN. Bác nào đương kim Giám đốc nhà đài ấy nhỉ? Tên tuổi sẽ lưu danh thiên cổ, sướng nhé!
Trả lờiXóaSau này hậu thế họ sẽ "qui ra" : ai , những ai , nhóm nào ?con cháu họ hàng ở đâu? ...đã làm cho cả Dân tộc phải thụt lùi ngần ấy năm. Chết cũng không yên (như gương ông Sáu Thọ)
Trả lờiXóaChắp vá thôi
Trả lờiXóaNếu ai đòi hơn nữa, đúng là suy thoái . (Lời tổng Trọng)
Đúng là hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội, hậu thế sẽ đánh giá lại lịch sử không chừa vùng cấm nào. Nhưng chúng ta đang sống ngày nay phải tích cực hành động cho ngày nay và cho ngày sau, tự làm, tự chịu trách nhiệm, đừng trông chờ vào hậu thế. Bởi đối với chúng ta, hậu thế chỉ giải quyết được quá khứ thôi.
Trả lờiXóaQuốc hội hãy phát biểu rằng : Quốc hội là đại diện cho toàn thể 90 triệu dân Việt Nam; Quốc hội suy nghĩ và hành động cho toàn thể 90 triệu dân Việt Nam; Quốc hội không chịu cúi đầu trước bất kì một thế lực chính trị nào, đảng phái nào, cá nhân nào; và, Quốc hội phải hành động để đem lại ấm no, tự do, dân chủ - hạnh phúc của toàn thể 90 triệu người dân Việt, không trông chờ hay đổ thừa trách nhiệm cho hậu thế.
Cứ xem qua vụ Đoàn văn Vươn mới thấy Quốc hội ta đứng sau đảng do đó chỉ là bù nhìn, câm, điếc mà thôi
Trả lờiXóaYêu cầu các đại biểu quốc hội hãy nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trước nhân dân !
Trả lờiXóaĐại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu TRÚNG ý của Dân cả nước.
Trả lờiXóaCác vị Đại biểu QH cần phát huy vai trò và thể hiện trách nhiệm của mình hơn nữa trong "THỜI KHẮC LỊCH SỬ" này...
Biết vậy, nhưng nếu cứ trông chờ vào sự đánh giá của hậu thế thì cũng là một sự trốn tội đấy, các ông bà nghị có biết không ?
Trả lờiXóa