Hiến pháp mới của Việt Nam
sẽ không có những thay đổi căn bản
Thanh Phương - RFI
Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, sáng
nay, 22/10/2013, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam,
ông Phan Trung Lý đã trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại
biểu Quốc hội và ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Báo cáo giải trình này cho thấy là bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự trù
sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này, sẽ không có gì thay
đổi căn bản.
Theo trình bày của ông Phan Trung Lý, dù vẫn có ý kiến lấy tên
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng đa số ý kiến đại biểu và nhân dân đồng ý
giữ tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Lý cho rằng,
tên nước hiện nay « đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau khi đất nước
thống nhất, đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận », nên
việc giữ tên nước là cần thiết.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa
đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội giữ quy định về nội dung này trong điều 4
của bản dự thảo vì "đa số ý kiến tán thành". Trưởng ban biên tập Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam đề nghị cần quy định rõ trong Hiến pháp
là các lực lượng vũ trang có nghĩa vụ « trung thành của với Tổ quốc,
nhân dân, với Đảng và Nhà nước ».
Ông Phan Trung Lý cũng đề nghị không bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo, bởi vì theo ông, « đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành », nên không cần thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Theo lời ông Phan Trung Lý, Ủy ban dự thảo cũng đề nghị không quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp, mà « để luật quy định, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước ».
Trong bản dự thảo Hiến pháp được trình bày hôm nay, đất đai vẫn là « sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý» . Ủy ban dự thảo chỉ đề nghị quy định chặt chẽ việc thu hồi đất, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo chương trình kỳ họp, sáng mai, 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngày 5/11 và sáng 18/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường; đến sáng 28/11 sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.
Nhưng không ai chờ đợi là sau các phiên thảo luận đó sẽ có những sửa đổi căn bản trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và bản dự thảo này như vậy vẫn không tính đến những ý kiến của giới nhân sĩ trí thức, nhất là trong nhóm kiến nghị 72.
Nhóm này vào đầu tháng 6 vừa qua đã ra tuyên bố phản đối bản dự thảo Hiến pháp đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, tức kỳ họp trước, vì theo họ, bản dự thảo mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ đầu tháng 1 năm nay. Đặc biệt, nhóm kiến nghị 72 cho rằng, việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước là « biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ».
Các nhân sĩ trí thức trong nhóm này cũng tố cáo « tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém » của việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, nhất là mọi ý kiến khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo « đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều".
Ông Phan Trung Lý cũng đề nghị không bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo, bởi vì theo ông, « đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành », nên không cần thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Theo lời ông Phan Trung Lý, Ủy ban dự thảo cũng đề nghị không quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp, mà « để luật quy định, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước ».
Trong bản dự thảo Hiến pháp được trình bày hôm nay, đất đai vẫn là « sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý» . Ủy ban dự thảo chỉ đề nghị quy định chặt chẽ việc thu hồi đất, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo chương trình kỳ họp, sáng mai, 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngày 5/11 và sáng 18/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường; đến sáng 28/11 sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.
Nhưng không ai chờ đợi là sau các phiên thảo luận đó sẽ có những sửa đổi căn bản trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và bản dự thảo này như vậy vẫn không tính đến những ý kiến của giới nhân sĩ trí thức, nhất là trong nhóm kiến nghị 72.
Nhóm này vào đầu tháng 6 vừa qua đã ra tuyên bố phản đối bản dự thảo Hiến pháp đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, tức kỳ họp trước, vì theo họ, bản dự thảo mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ đầu tháng 1 năm nay. Đặc biệt, nhóm kiến nghị 72 cho rằng, việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước là « biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ».
Các nhân sĩ trí thức trong nhóm này cũng tố cáo « tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém » của việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, nhất là mọi ý kiến khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo « đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều".
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Sự "không thay đổi căn bản" này sẽ dẫn đến SỰ THAY ĐỔI CĂN BẢN TÒAN CỤC CHÍNH TRỊ CỦA ĐẤT NƯỚC!
Trả lờiXóaHoàn toàn đồng quan điểm với bạn!
XóaHy vọng rằng, SỰ THAY ĐỔI CĂN BẢN TOÀN CỤC CHÍNH TRỊ CỦA ĐẤT NƯỚC sẽ đến rất nhanh chóng... để thỏa mãn ý nguyện của Nhân dân Việt Nam!!!
Không biết nên buồn hay nên vui nữa.
Trả lờiXóaBuồn vì những người đang cầm quyền đã quá "kiên định" với cái bản chất của mình, đã chứng minh câu nói mà bản thân tôi không muốn tin của Boris Yelsin, rằng "Cộng sản không thể sửa chữa".
Vui vì càng thấy được rõ vấn đề, trong đó có những điều trước kia tôi còn nghi hoặc, không tin, thì nay đã rõ, đã tin.
Tin rằng nước Việt chúng ta sẽ sớm có một cuộc thay đổi căn bản, toàn diện. Tương lai của chúng ta sẽ sớm được sáng tươi, vững chắc.
Thật ra là... MỪNG!
Trả lờiXóaBạn nghĩ sao nếu như Đảng + Quốc hội của Đảng lại có sự thay đổi hợp lòng dân? Khi đó Đảng sẽ lấy lại lòng dân và một bộ phận dân chúng lại tin Đảng, theo Đảng... Đất nước lại quay trở lại những năm Đảng nói gì cũng tin, Đảng bảo làm gì cũng làm.
Nghĩ đến đấy mà... rùng mình kinh sợ!
May mà Đảng ta cứ "kiên định con đường XHCN", nhất định không thay đổi thì dân ta mới... hòan tòan thất vọng, mới thấy đất nước đang sụp đổ, trong khi thế giới người ta cứ đi lên! Có như vậy dân ta mới đòan kết một lòng... đọan tuyệt với Đảng!
Xã hội Việt Nam đang chuyển mình đúng quy luật sinh tồn và đào thải!
Chán chả muốn nói
Trả lờiXóaCuối cùng thì cũng chả có thay đổi cái chó gì! Đúng là đừng bao giờ nghe cộng sản nói.
Trả lờiXóaĐây là quyết định của Trung Nam Hải do Lý Khắc Cường mang sang trong chuyến "thăm" vừa rồi. Cần hiểu rằng Trung Quốc cam kết sẽ bảo vệ chế độ cộng sản ở Việt Nam, Việt Nam phải kiên định giữ nguyên Hiến pháp. Chắc chắn phải đổi lại cho Trung Quốc tiếp tục thôn tính Việt Nam. Phải có cam kết này của trung Quốc thì Đảng CSVN mới giao cho Quốc hội phải giữ nguyên Hiến pháp.
Trả lờiXóaNghĩa là: Thực sự Trung Quốc đã thôn tính Việt Nam rồi, nhân dân Việt Nam không còn làm chủ vận mệnh đất nước nữa, mà do Trung Quốc quyết định. Đây không là mất nước thì gọi là gì?
"Không có gì là ầm ỹ."
Trả lờiXóaHiếp Pháp, ấy lộn, Hiến Pháp được sửa đổi bởi Quốc Hội dưới sự chỉ đạo của Đảng thì vậy thôi chứ đòi gì nữa!
Như vầy thì những người cộng sản sẽ càng nhanh "LƯỢN CHO NƯỚC NÓ TRONG". Mong từng ngày !
Trả lờiXóaChẳng bao giờ mong họ tự thay đổi.
Trả lờiXóaNghìn năm sau vẫn thế thôi.
Thế là đã "lộ hàng" 100%.
Trả lờiXóaĐất nước đã nghèo, Dân đã cùng khổ lại còn mang tiền đi "đốt" thế này thì bao giờ mới ngóc đầu lên được hả Giời? Thà cứ để nguyên trạng, đừng sửa với chữa gì sất!
Hoan hô sự "kiên định" của đảng CS. với sự kiên định này tốc độ phát triển theo quy luật XH cũng sẽ được thúc đẩy nhanh hơn và miệng cống đã gần kề.
Trả lờiXóaChính xác.
XóaChẳng buồn cũng chẳng vui gì về cái HP"không sửa đổi"này vì nó chỉ là cái"văn bản thứ hai sau cương lĩnh của đảng".Chỉ rất đau và rất xót xa khi những đồng tiền còm cõi của ngân sách lại bị vứt vào những cái vô bổ,nguy hại mà đảng đã chỉ đạo gây ra trong quá trình cái gọi là "sửa đổi HP".Hết các tập đoàn nhà nước,hết các chính sách "quyết liệt"của CP đến nay lại là đảng chỉ đạo"sâu sát"thử hỏi dân lấy gì mà sống đây.Đúng là thiên tai không bằng nhân tai !
Trả lờiXóaLấy ý kiến của dân về điều 4 Hiến Pháp giống như đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi, kết quả 100% đại biểu tín nhiệm (trừ các ĐB không bỏ phiếu). Chắc đây là "sáng kiến vĩ đại" của nhà nước ta trong việc lấy ý kiến.
Trả lờiXóa"HỌ " LẠI ĐÁNH MÁT MỘT CƠ HỘI .mà lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học.Và không phải bây giờ chúng ta mới hiểu Chu văn An .lui về ở ẩn -có học trò "thủy thần" còn giai đoạn Đại tướng "thất sủng" nhưng ông "dĩ công vi thượng "-"dĩ bất biến ứng vạn biến " Và không mặc niệm Đại biểu quốc hội(...)hôm khai mạc hội nghị không biết nên mừng (vì lớp trẻ sau này trưởng thành hơn ..) hay lo ?
Trả lờiXóaVừa mừng lại vừa lo .
Trả lờiXóaMừng vì thông qua việc sửa đổi HP lần này ND ta sẽ nhận rõ bộ mặt thật của đảng chỉ vì đảng chứ không vì dân , đảng đã quá xa rời quần chúng .
Lo vì ND ta lại sẽ phải vất vả và hy sinh một lần nữa để nhổ cái cọc kiên định đường lối XHCN .
Qua đây cũng là một lần tích nước cho một chận lũ quét khủng khiếp sẽ xảy ra nay mai , đập càng cao thì lũ càng khốc liệt , cái cây đảng sẽ không còn một cái rễ nhỏ nào tồn tại .
HP sống hay HP chết ? Có vẻ như nó không sống . Người ta lôi nó từ trong kho ra để chích cho nó mũi thuốc hồi sinh , nhưng nó chẳng sống lại được . Nó vẫn chết ! Thuốc thì quá tốn tiền mà xác chết vẫn là xác chết !
Trả lờiXóaCàng bấu víu vào quan điểm cũ, càng làm xã hội thụt lùi, sức nén lên toàn xã hội càng tăng, áp suất càng cao, sức nổ càng lớn. Đây là điềm tốt cho dân tộc ta đó. Sẽ có ngày bùng nổ.
Trả lờiXóaTôi muốn họ còn thể thiện độc tài tàn bạo hơn nữa kia để sức công phá của nhân dân càng lớn, quét sạch chúng nó đi.
Nếu chúng khôn ngoan hơn, nới dần tí một, áp suất giảm thì e khó có ngày bùng nổ. Nhưng chúng ngu lâu nên càng ngày càng nén chặt.
Chúng sẽ chết ở chỗ đó.
Muốn nói thế nào thì nói hiểu thế nào thì hiểu MỘT ĐIỀU RẤT RÕ RÀNG LÀ HIẾN PHÁP LÀ CỦA NHÂN DÂN vậy khi chưa được NHÂN DÂN PHÚC QUYẾT thì KHÔNG CÓ HIỆU LỰC . Nếu Đảng nào , Nhóm nào , Tổ chức nào cố tình dùng sức mạnh để thực hiện nó sẽ là những kẻ phản bội tổ quốc và nhân dân , trước sau gì cũng sẽ bị tiêu diệt.
Trả lờiXóa