Đại sứ Du lịch: Nên chọn Chú Tễu?
Nên chăng chọn Chú Tễu thay cho những chân dài, to ví và đang đầy rẫy những thị phi vào vị trí Đại sứ Du lịch?!
Đàm luận của Như Thổ (Năng lượng Mới số 210)
Bao năm nay, chúng ta cứ tự hào là đất nước ta “rừng vàng biển bạc”,
nhiều danh thắng, nhiều công trình văn hóa và ai cũng nói rằng Việt Nam
có tiềm năng rất lớn về du lịch. Xem ra thì cũng rất đúng. Nhưng tại làm
sao ngành du lịch của chúng ta vẫn cứ èo uột và vẫn bị mang tiếng xấu
với quốc tế, bởi số lượng khách “một đi không trở lại” quá nhiều.
Có lẽ người ta đến du lịch ở Việt Nam theo kiểu như truyện Trạng Quỳnh ngày xưa… Đến một lần rồi chán hẳn! Bởi rất nhiều lẽ mà trong đó, kiểu làm ăn chộp giựt, chặt chém du khách của các loại nhà hàng, khách sạn khiến du khách phát chán. Đó là chưa kể chuyện mất trật tự trị an ở các khu du lịch.
Thật là bi kịch cho cả một nền du lịch nước nhà khi lấy tiêu chí quan trọng nhất cho người ứng cử vị trí Đại sứ Du lịch là phải tự trang trải chi phí đi lại (hoặc phải tự trang trải một phần lớn?). Không hiểu các quan chức quản lý ngành du lịch có thấy xấu hổ khi đưa ra tiêu chí này không? Việc doanh nhân Lý Nhã Kỳ được chọn là Đại sứ Du lịch đầu tiên ở Việt Nam cũng đã tốn rất nhiều giấy mực. Và sự săm soi quá mức của giới truyền thông đã khiến cho lòng tự trọng của Lý Nhã Kỳ bị tổn thương.
Đúng trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ Kỳ đã làm được nhiều việc lớn. Và tất nhiên là phải bằng tiền túi của mình! Trong đó có hai việc mà được các quan chức ở Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ghi nhận. Đó là góp phần vận động đưa vịnh Hạ Long vào một trong bảy kỳ quan mới của thế giới. Tất nhiên, đây là một trò PR của một công ty tư nhân đứng ra và bi kịch là họ lừa được cả Việt Nam! Một Hạ Long đã được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới thì hà cớ gì lại phải thêm một ông tổ chức tư nhân đứng ra bình chọn.
Có lẽ người ta đến du lịch ở Việt Nam theo kiểu như truyện Trạng Quỳnh ngày xưa… Đến một lần rồi chán hẳn! Bởi rất nhiều lẽ mà trong đó, kiểu làm ăn chộp giựt, chặt chém du khách của các loại nhà hàng, khách sạn khiến du khách phát chán. Đó là chưa kể chuyện mất trật tự trị an ở các khu du lịch.
Thật là bi kịch cho cả một nền du lịch nước nhà khi lấy tiêu chí quan trọng nhất cho người ứng cử vị trí Đại sứ Du lịch là phải tự trang trải chi phí đi lại (hoặc phải tự trang trải một phần lớn?). Không hiểu các quan chức quản lý ngành du lịch có thấy xấu hổ khi đưa ra tiêu chí này không? Việc doanh nhân Lý Nhã Kỳ được chọn là Đại sứ Du lịch đầu tiên ở Việt Nam cũng đã tốn rất nhiều giấy mực. Và sự săm soi quá mức của giới truyền thông đã khiến cho lòng tự trọng của Lý Nhã Kỳ bị tổn thương.
Đúng trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ Kỳ đã làm được nhiều việc lớn. Và tất nhiên là phải bằng tiền túi của mình! Trong đó có hai việc mà được các quan chức ở Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ghi nhận. Đó là góp phần vận động đưa vịnh Hạ Long vào một trong bảy kỳ quan mới của thế giới. Tất nhiên, đây là một trò PR của một công ty tư nhân đứng ra và bi kịch là họ lừa được cả Việt Nam! Một Hạ Long đã được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới thì hà cớ gì lại phải thêm một ông tổ chức tư nhân đứng ra bình chọn.
Và nhiều tổ chức đoàn thể, nhiều cơ quan xí nghiệp huy động “nam phụ lão ấu” suốt ngày ngồi ôm máy tính để vào mạng bình chọn. Rồi Lý Nhã Kỳ cũng được ghi vào là “có công” trong việc vận động Việt Nam để tổ chức Á vận hội ASIAD-18 năm 2019 trong khi các quốc gia giàu có khác... Chuồn!
Còn chuyện chọn Đại sứ Du lịch, tại sao cứ phải sính chọn người có nhan sắc, lại lắm tiền? Trong khi trên thế giới, rất nhiều quốc gia chọn những người được cộng đồng yêu quý, tôn vinh hoặc các biểu tượng văn hóa như nhân vật trong phim hoạt hình, nhân vật trong truyện hoặc người tàn tật… Còn nếu như kiểu của chúng ta đây, cứ phải chọn người có tiền, lại có sắc đẹp, thì thế nào cũng gắn liền với những chuyện thị phi. Mà như thế, có khi chỉ làm xấu hổ thêm cho ngành du lịch!
Chúng ta có một nhân vật dân gian rất hay và luôn luôn mang đến sự vui vẻ cho mọi người. Ấy là Chú Tễu! Với cái bụng phệ, cái đầu tròn ung ủng và nụ cười toe toét, luôn mang lại tiếng cười sảng khoái cho mọi người khi nhìn thấy Chú Tễu.
Theo thiển ý của người viết bài này, nên chăng chọn Chú Tễu thay cho những chân dài, to ví và đang đầy rẫy những thị phi vào vị trí Đại sứ Du lịch?!
Bài đọc thêm:
Người Mỹ xúc động vì 'Tễu mang trái tim người' của Việt Nam
“Tôi chắc chắn rằng dù Tễu có một thân hình bằng gỗ, nhưng trái tim của chú là trái tim của một con người”.
.
.
Trên tạp chí Foreign Policy Journal của Mỹ, tác giả David Calleja
đã không giấu nổi sự thán phục của mình trước nghệ thuật biểu diễn rối
nước của người Việt. Dưới đây là những chia sẻ của tác giả này:
Vào một buổi chiều oi bức tại Hà Nội, một trong những cách tốt nhất để bạn tìm kiếm sự mát mẻ và giải trí là vào nhà hát múa rối Thăng Long để xem những nhân vật làm bằng gỗ kể lại những câu chuyện thú vị trên một ao nước nhỏ.
Chỉ trong ít phút kể từ khi bắt đầu buổi biểu diễn, bạn sẽ bị cuốn vào trong thế giới nhiệm màu mang hơi thở xa xưa của các truyền thuyết và sự tích dân gian có từ thời kỳ nhà Lý còn cai trị Việt Nam, cách đây 1.000 năm. Những câu chuyện về cuộc sống sẽ diễn ra trong khung cảnh nông thôn miền Bắc, đây là một phương pháp tiếp thu lịch sử rất mới mẻ thông qua nghệ thuật.
Khởi đầu, múa rối nước là hoạt động biểu diễn phục vụ người dân thôn quê vào các dịp năm mới, các lễ hội lớn. Ngày nay, bộ môn nghệ thuật này đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Việt Nam, được biểu diễn phục vụ du khách đến từ mọi nơi trên thế giới để quảng bá cho những giá trị truyền thống của người Việt. Tôi đã rất nóng lòng khi chờ đợi màn biểu diễn của những con rối.
Những con rối chắc chắn sẽ là điểm thu hút chính, nhưng những người đang kéo dây thì sao? Đó là những thiên tài thực sự đang ẩn mình sau tấm rèm tre được trang trí giống các địa danh nổi tiếng của Việt Nam, ví dụ như cầu Trường Tiền ở thành phố Huế. Những con người bí mật phía sau tấm rèm đó đã điều khiển những con rối thật hoàn hảo, khiến người xem đôi lúc khó có thể nghĩ rằng đó là những con vật vô tri làm từ gỗ. Những kỹ thuật biểu diễn của họ được giữ kín, và chính sự bí ẩn gắn liền với nghệ thuật múa rối nước Việt Nam khiến cho buổi biểu diễn trở nên thật sự đáng nhớ trong lòng khán giả.
.
Vào một buổi chiều oi bức tại Hà Nội, một trong những cách tốt nhất để bạn tìm kiếm sự mát mẻ và giải trí là vào nhà hát múa rối Thăng Long để xem những nhân vật làm bằng gỗ kể lại những câu chuyện thú vị trên một ao nước nhỏ.
Chỉ trong ít phút kể từ khi bắt đầu buổi biểu diễn, bạn sẽ bị cuốn vào trong thế giới nhiệm màu mang hơi thở xa xưa của các truyền thuyết và sự tích dân gian có từ thời kỳ nhà Lý còn cai trị Việt Nam, cách đây 1.000 năm. Những câu chuyện về cuộc sống sẽ diễn ra trong khung cảnh nông thôn miền Bắc, đây là một phương pháp tiếp thu lịch sử rất mới mẻ thông qua nghệ thuật.
Khởi đầu, múa rối nước là hoạt động biểu diễn phục vụ người dân thôn quê vào các dịp năm mới, các lễ hội lớn. Ngày nay, bộ môn nghệ thuật này đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Việt Nam, được biểu diễn phục vụ du khách đến từ mọi nơi trên thế giới để quảng bá cho những giá trị truyền thống của người Việt. Tôi đã rất nóng lòng khi chờ đợi màn biểu diễn của những con rối.
Những con rối chắc chắn sẽ là điểm thu hút chính, nhưng những người đang kéo dây thì sao? Đó là những thiên tài thực sự đang ẩn mình sau tấm rèm tre được trang trí giống các địa danh nổi tiếng của Việt Nam, ví dụ như cầu Trường Tiền ở thành phố Huế. Những con người bí mật phía sau tấm rèm đó đã điều khiển những con rối thật hoàn hảo, khiến người xem đôi lúc khó có thể nghĩ rằng đó là những con vật vô tri làm từ gỗ. Những kỹ thuật biểu diễn của họ được giữ kín, và chính sự bí ẩn gắn liền với nghệ thuật múa rối nước Việt Nam khiến cho buổi biểu diễn trở nên thật sự đáng nhớ trong lòng khán giả.
.
Do không phải là một người nói tiếng Việt, và cũng không có ai thông dịch nên tôi cảm nhận màn biểu diễn của những con rối dựa vào cử chỉ điệu bộ của chúng hơn là những lời đối thoại. Một nhân vật gọi là Tễu được giới thiệu trước khán giả. Đó là một nhận vật có khuôn mặt vui vẻ, khoác trên mình một tấm áo màu đỏ, có vai trò dẫn dắt các diễn biến của buổi diễn.
Khán giả sẽ được chứng kiến cuộc sống của những người nông dân gần sông Hương vào mùa mưa, với cảnh người đàn ông cày bừa quần quật với những chú trâu, còn phụ nữ trồng lúa. Họ hi vọng sẽ có một vụ mùa bội thu. Thật không may, sự yên ổn bị phá vỡ khi một con vịt mất tích. Điều này gây xáo trộn trong ngôi làng. Người dân trong làng trở nên nghi ngờ lẫn nhau.
Một cuộc đấu tranh từng bước phát triển giữa nông dân và người địa chủ. Rồi một con rồng xuất hiện, dường như là sự báo hiệu của một cuộc cách mạng, hoặc năm mới của người Việt Nam, khiến cho cuộc sống trong ngôi làng thay đổi hoàn toàn. Sau đó, ba sinh vật thần thoại khác là lân, phượng và rùa, đại diện cho các phẩm chất cần thiết của người dân làng để bảo tồn sự thịnh vượng và sức khỏe. Đó là một câu chuyện nhiều tình tiết và kết thúc một cách có hậu.
.
Thật khó để tôi có thể chọn một màn diễn yêu thích thích nhất. Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một cảnh nhấn mạnh được mục đích thật sự của nghệ thuật múa rối nước, đó là sự châm biếm.
Đó là trận chiến hấp dẫn giữa một người nông dân và một con cá. Người nông dân đứng trên sông với chiếc nơm tre, sẵn sàng chụp gọn con cá bằng những thao tác mạnh mẽ. Nhưng con cá đã tránh được những đòn này trong nhiều tình huống khác nhau. Con cá táo bạo này chế nhạo người nông dân bằng cách bơi quanh và lặn xuống phía dưới chiếc thuyền của người nông dân.
Với một đòn tuyệt vọng cuối cùng, người nông dân chụp chiếc nơm vào trúng đầu của người bạn cùng ngồi trên thuyền trong tiếng cười của khán giả. Màn hài kịch kết thúc trong sự xấu hổ của người nông dân khi kết thúc buổi đánh bắt với hai bàn tay trắng.
Một trong những ấn tượng khác mà rối nước đem lại cho khán giả là nhạc nền của nó. Đó chính là nghệ thuật hát chèo, một loại hình âm nhạc dân gian được biểu diễn với một dàn nhạc nhỏ. Loại nhạc nền này rất quan trọng trong việc tạo ra những hiệu ứng ấn tượng, kích thích cảm xúc của khán giả vào những tình tiết cao trào.
Những nhạc cụ được sử dụng đều là nhạc cụ truyền thống, trong đó có sáo và bộ gõ. Khi biểu diễn, các nhạc sĩ hiếm khi nhìn vào khán giả, vì họ phải tậm trung tâm trí để có thể kết hợp nhuần nhuyễn điệu nhạc với các thao tác của những con rối trên mặt nước.
Họ biểu diễn cho đến giây phút cuối, khi tấm rèm được kéo lên và những người anh hùng giấu mặt - những nghệ nhân múa rồi bước ra để mỉm cười và cúi đầu chào khán giả. Khán giả đáp lại bằng những tràng vỗ tay rộn ràng.
.
Nâng niu trên trên tay |
Những nghệ nhân múa rối - đó thực sự là
những con người thầm lặng góp phần làm tái hiện lịch sử một cách sống
động, một nhiệm vụ mà rạp chiếu phim hiện đại hay thậm chí là các sân
khấu phong cách phương Tây không thể làm được tốt hơn. Trong môi trường
đặc biệt, sân khấu bằng nước, mỗi cá nhân khiêm tốn này đã tiếp thu
những kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thể hệ để tái hiện các truyền
thuyết lịch sử theo cách ấn tượng nhất trong tâm trí của người xem.
Sau buổi diễn, tôi dành ít phút để đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, vừa suy nghĩ về những gì đã trải nghiệm: bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những giai điệu của âm nhạc truyền thống, và suy nghĩ về tâm hồn mộc mạc như trẻ thơ của những người nông dân được thể hiện qua những con rối ngộ nghĩnh khuấy đảo mặt nước…
Đây là một món quà được truyền qua các thế hệ, nó nuôi dưỡng ham muốn của tôi được khám phá những ngõ ngách bí ẩn trong thế giới nghệ thuật.
Chúa đã ban phúc cho chú Tễu với người nghệ nhân tuyệt vời của mình. Tôi chắc chắn rằng dù Tễu có một thân hình bằng gỗ, nhưng trái tim của chú là trái tim của một con người, biết chia sẻ sự đam mê cho đồng loại của mình…
Nguồn: VietNamnet.
"Chuẩn không cần chỉnh"! Em xin nhất trí 100%!!!
Trả lờiXóaNếu Ma Ki Dê lại một cách Bờ Rồ , tôi chắc chắn cái khuôn mặt của ông Nguyễn Xuân Diện 100% đích thị là TỄU , không thể lẫn vào đâu được , trời sinh ra là thế , biết làm sao được !
Trả lờiXóaNhưng với tôi thì mãi mãi câu nầy gởi đến TỄU : CHÚC TỄU VÀ GIA ĐÌNH LUÔN MẠNH KHỎE BÌNH AN VÔ SỰ .
Hềhềhề...đúng zậy đó!!!! Trông cụ Diện này y chang ...Cụ Tễu!!! hà.
XóaNói chung thì du lịch có gương mặt đep và gợi tình cùng với vòng một ,vòng ba to và hở nhiều cũng hấp dẫn thêm một số khách du lịch muốn nấm mùi .Nhưng di sản văn hóa bị báng bổ ,chùa cổ đập đi xây lại cho nó đẹp theo sở thích quan lại XHCN thì vẫn vắng khách
Trả lờiXóaChí lý không hề nhảm nhí...!
Trả lờiXóaHình như Bộ Văn thể du chỉ thích bám váy Lý giã cầy.
Trả lờiXóaNhân vật Tễu với tính cách được rèn giữa và tôi luyện bởi trái tim - khối óc được thừa hưởng và đúc kết bởi truyền thống dân tộc nhiều nghìn năm chắc chắn "ăn đứt" các hình tượng "chân dài - vú - ví - mông to"! Nhân nào, quả đấy! hãy chọn Tễu là Đại sứ Du lịch Việt Nam...
Trả lờiXóaKẻ vận động cho Á vận hội 18
Trả lờiXóaASIAD-18 Hà Nội 2019
là kẻ có tội làm nghèo đất nước.
Nhà bác Như Thổ nói quá đúng . Dưng mà theo em nghĩ vưỡn còn thiếu. Là chú Tễu cũng thuộc Diện chân dài đấy ạ, nếu không thì những ngày qua làm sao chạy tin được nhanh thế ?
Trả lờiXóaHi hi, bác nói chí lý!
XóaNói thực chứ thời buổi này muốn xem chân dài, to ví này nọ thì nằm nhà mở internet lên cũng thấy cả khối.
Trả lờiXóaCứ nghĩ tí thì thấy tâm lý du khách thời này ai cũng vậy thôi: trừ số rất ít những kẻ ở không, dư tiền dư thời gian không biết làm gì, chứ hầu hết dân phương Tây họ cày cả năm, mùa nghỉ ngắn ngủi, đi du lịch đâu thì họ cân nhắc dữ lắm. Họ du lịch không chỉ tìm thư giãn cho riêng bản thân mà quan trọng nhất đối với họ: phải là một chuyến đi CÓ Ý NGHĨA cho họ và người thân, đặc biệt cho con cái còn nhỏ tuổi. Ý nghĩa đây bao hàm cả sự học hỏi, sự cảm nhận thêm về những giá trị văn hóa, những niềm vui tinh thần.
Cứ như tôi hiện nay thì đương nhiên về thăm quê hương là số một (tất nhiên chả phải thăm các cô chân dài), và nếu có điều kiện thì tôi rất thích đi... Miến Điện một chuyến. Đến để chia vui và góp phần khích lệ rất nhỏ bé của mình với đất nước bạn thôi cũng được.
Tễu không được đúc tim cho vào mà vẫn "mang trái tim Việt". Đáng suy ngẫm thay.
Trả lờiXóa