Bản tin lúc 20h06' ngày 01/04/2013, báo điện tử Đảng CSVN. Đã nghị án?
.
.
21h00 ngày 1.4.2013: Bên ngoài Tòa án Nhân dân Tp Hải Phòng - đường Lê Hồng Phong - Phường Đằng Lâm - Quận Hải An - TP HP.
Cách đây vài phút, công an đang đập cửa nhà cô Phạm Thanh Nghiên đòi kiểm tra hộ khẩu - tin được P.T.Nghiên loan trên FB.
Được biết, ngay từ những ngày 20 - 22. 3 các khách sạn, nhà nghỉ quanh khu vực Tòa án, đã được các lực lượng an ninh đến viếng thăm, gây áp lực đề nghị hợp tác nhằm kiểm soát lượng người từ các nơi đổ về dự phiên tòa.
Từ ngày 22, an ninh toàn thành phố đã được xiết chặt, các tụ điểm sinh hoạt công cộng bị hạn chế hơn so với ngày thường.
Tại Tiên Lãng, bộ máy chính quyền địa phương đã gặp gỡ người dân để khuyên không nên đến dự phiên tòa. Nhưng người dân Tiên Lãng nói sẽ thuê xe đến dự phiên tòa.
Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn biển ngoài diện tích được giao. Tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng ra quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp nhân dân trong vùng không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ. Ông Vươn đã đắp được một số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, ví dụ như đoạn đê công vụ. Chính quyền huyện sau này cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ của đê công vụ, nhưng lại nhận rằng chính quyền đã có công đắp đê chứ không phải ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa phương phản đối.
Diễn biến
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Đoàn Văn Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tóa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận”: nếu ông rút đơn thì UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm 2010, ông Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này. Sau đó, huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục cho ông thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả. Đoàn Văn Vươn vắng mặt vì lúc đó bận lên Viện Kiểm sát nhân dân Hải Phòng kháng cáo nhưng gia đình đã dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả nhằm vào lực lưỡng cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương.
Kết quả
Tuy nhiên việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang cũng bị đình chỉ chức vụ. Ngày 10 tháng 2, thủ tướng chính phủ đã yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23 tháng 2 năm 2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức.
Phản ứng Chính quyền địa phương
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng cho rằng :"Quyết định giao đất và thu hồi đất là đúng và phù hợp. Hơn nữa, theo quy định, đất chỉ được giao cho người địa phương, trong khi ông Vươn không phải người ở xã Vinh Quang".
Ngày 7 tháng 2 năm 2012, Thường vụ Thành ủy thành phố Hải Phòng đã tổ chức họp báo thông báo quyết định kiểm điểm và ra quyết định kiểm điểm tập thể Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng; đình chỉ công tác ông Lê Văn Hiền, Phó bí thư, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, là người trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.
Hàng loạt quan chức trong vụ việc này có liên quan cũng bị truy cứu trách nhiệm.
Các chính khách
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, đây có thể coi là một tổn thất chính trị lớn.
Ngày 2/2/2012, văn phòng Chính phủ cho biết thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định sẽ chủ trì họp chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Ngày 10/2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận chính quyền đã sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng.
Luật sư Trần Vũ Hải, gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) kiến nghị xem xét khởi tố hình sự vụ chính quyền Hải Phòng phá sập nhà ông Vươn và em trai ông. Theo ông Hải, nguyên thủy việc cưỡng chế đầm tôm của ông Vươn cũng sai vì "xuất phát từ quyết định thu hồi sai" và "Phải xác định xem chính quyền (Tiên Lãng) sai thế nào mới dẫn đến ông Vươn quá bức xúc và có hành động quá khích".
Dư luận xã hội
Sau khi một số cán bộ địa phương bị đình chỉ công tác hay bị cách chức, nhiều người dân đã bày tỏ ý kiến đồng tình với việc cách chức này.
Cáo trạng thể hiện điều gì?
Trong khi đó, Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan mặc dù biết ông Khanh chỉ đạo phá dỡ tài sản là không đúng với Kế hoạch 104/KH-UBND nhưng vẫn giúp sức cho ông Khanh thực hiện việc phá dỡ làm hư hỏng tài sản của gia đình ông Vươn, ông Quý.
Cáo trạng kết luận các bị can Nguyễn Văn Khanh - Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; Phạm Xuân Hoa - Nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường; Lê Thanh Liêm - nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang phải chịu trách nhiệm về việc hủy hoại tài sản có giá trị 295 triệu đồng, trong đó ông Hoan giúp sức cho ông Khanh hủy hoại tài sản của gia đình ông Quý có giá trị 191 triệu đồng.
Bị can Lê Văn Hiền - nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, với trách nhiệm là người đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phương đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ theo quy chế làm việc và không có biện pháp đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình chuẩn bị cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế nên đã không phát hiện, ngăn chặn kịp thời, để ông Khanh cùng đồng phạm thực hiện việc tháo dỡ tài sản, không thực hiện đúng Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 24/11/2012 của UBND huyện, gây hậu quả nghiêm trọng.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Viện KSND TP Hải Phòng đã ban hành Cáo trạng số 12/CT-P1A ngày 07/01/2013 truy tố các bị can Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm về tội “hủy hoại tài sản” theo khoản 3, điểm a, Điều 143 BLHS; truy tố Phạm Đăng Hoan về tội “hủy hoại tài sản” theo khoản 2, điểm g, Điều 143 BLHS; truy tố Lê Văn Hiền về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 1 Điều 285 BLHS.
Đối với một số cán bộ thuộc các phòng, ban của UBND huyện Tiên Lãng và những đối tượng được trưng dụng tháo dỡ tài sản của gia đình ông Vươn, ông Quý, tài liệu điều tra có trong hồ sơ vụ án không đủ cơ sở kết luận hành vi của những đối tượng này đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự nên cơ quan điều tra không khởi tố.
Trước đó, ngày 04/01/2013, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng cũng đã ban hành Cáo trạng số 10/CT-P1A truy tố các bị can Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ về tội giết người quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 BLHS; các bị can Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 BLHS.
Cáo trạng nêu rõ, ngày 05/01/2012 UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc địa bàn xã Vinh Quang - Tiên Lãng - Hải Phòng thì bị Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm dựng hàng rào dùng mìn tự tạo, bình gas, súng hoa cải tấn công tổ công tác số 3 làm nhiệm vụ bảo vệ và rà phá bom mìn. Hậu quả là một số thành viên của tổ công tác bị thương, tổn hại từ 01 - 43% sức lao động.
Vì thế, ngay từ khi bàn bạc, Đoàn Văn Quý đã thể hiện mong muốn giết người qua lời nói và được Vươn, Sịnh tán thành, góp tiền mua thêm súng, chuẩn bị kỹ lưỡng việc sử dụng mìn tự tạo, súng để bắn vào bất kỳ người nào thi hành lệnh cưỡng chế. Ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng được thể hiện rõ thông qua hành vi: kích mìn nổ nhưng không đạt hiệu quả thì tiếp tục sử dụng súng bắn, thấy có người trong tổ công tác bị trúng đạn, vẫn tiếp tục bắn nhiều phát nữa. Hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của các bị can. Như vậy có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi đồng phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS.
Đối với Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu, đã tiếp nhận ý chí của Vươn, Quý, Sịnh về việc chống lại những người thi hành công vụ và có hành vi trực tiếp tham gia làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len để tạo điều kiện cho các bị can khác thực hiện hành vi chống đối những người thi hành công vụ. Do vậy có đủ cơ sở xác định các bị can có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 BLHS. Hành vi của các bị can gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Ngoài hành vi giết người, các bị can Vươn, Quý, Sịnh, Thoại, Vệ, Thái còn có hành vi chống người thi hành công vụ. Nhưng xét thấy các bị can đã bị truy tố về tội giết người nên không khởi tố xử lý về tội chống người thi hành công vụ nữa.
Đối với Thoại và Thái, sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã bỏ trốn, cơ quan điều tra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau. Đối với Đoàn Xuân Quỳnh, Đoàn Văn Việt, Phạm Thị Tươi, Đoàn Thị Máp và Trần Thị Mịn có hành vi tham gia làm hàng rào, trải rơm nhằm mục đích cản trở lực lượng cưỡng chế, xét thấy hành vi vi phạm có mức độ, nhân thân chưa có tiền án tiền sự nên cơ quan điều tra không xử lý về hình sự.
Ảnh: CTV gửi từ Tp Cảng.
Cách đây vài phút, công an đang đập cửa nhà cô Phạm Thanh Nghiên đòi kiểm tra hộ khẩu - tin được P.T.Nghiên loan trên FB.
Được biết, ngay từ những ngày 20 - 22. 3 các khách sạn, nhà nghỉ quanh khu vực Tòa án, đã được các lực lượng an ninh đến viếng thăm, gây áp lực đề nghị hợp tác nhằm kiểm soát lượng người từ các nơi đổ về dự phiên tòa.
Từ ngày 22, an ninh toàn thành phố đã được xiết chặt, các tụ điểm sinh hoạt công cộng bị hạn chế hơn so với ngày thường.
Tại Tiên Lãng, bộ máy chính quyền địa phương đã gặp gỡ người dân để khuyên không nên đến dự phiên tòa. Nhưng người dân Tiên Lãng nói sẽ thuê xe đến dự phiên tòa.
NÔNG DÂN - BIỂN ĐẢO - CÔNG GIÁO - TRÍ THỨC
Phiên tòa do Thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng làm
chủ tọa.
LS Trần Đình Triển cho biết: Đến 10 h đêm nay, mới có 4 luật sư đến Hải Phòng :Tôi,ls Nguyễn Hồng Bách, ls Đinh Thị Hòa và ls Nguyễn Minh Long; bào chữa cho chị Thương và chị Hiền còn thiếu ls Vũ Văn Lợi . Hai ls ( Nguyễn Việt Hùng và Phạm Xuân Nga ) bào chữa cho anh Đoàn Văn Vươn,Đoàn Văn Quý,Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ đến giờ này chưa thấy liên lạc với chúng tôi và chúng tôi cũng không liên lạc được.
Bốn anh em chúng tôi ngồi trao đổi với nhau : Cáo trạng truy tố khoản 1-điều 93 BLHS có mức án cao nhất là tử hình thì buộc phải có luật sư bào chữa cho bị cáo. Trường hợp ls Hùng hoặc ls Nga hoặc cả 2 vắng mặt tại phiên Tòa ngày mai thì phiên Tòa phải bị hoãn. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng bố tri ls chỉ định bào chữa cho các bị cáo bị truy tố theo điều 93 thì cũng không hợp pháp,vì : các ls đó không có tên trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử và chưa đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án. Đồng thời vụ”Chống người thi hành công vụ” mà cơ quan ra Quyết định và tổ chức thi hành “công vụ” là UBND huyện Tiên Lãng cũng không được xác định thành phần tham gia tố tụng.
Nếu vắng mặt ls Hùng,ls Nga, UBND huyện Tiên Lãng không được xác định thành phần tham gia tố tụng,..mà Tòa vẫn tiến hành xét xử thì đây sẽ là 1 sự kiện pháp lý gây bức xúc và tranh luận…
NƠI ĐANG GIAM GIỮ 4 NGƯỜI HỌ ĐOÀN
Nhà tù Trần Phú, số 125 Nguyễn Đức Cảnh, Gần Chợ Sắt
(Ảnh chụp lúc 21h30. Ảnh: N.C. Đ)
Đường bao Nguyễn Văn Linh hiện đang tắc cứng ,xe containe xếp hàng dài từ cầu Niệm cho đến tòa án, kéo dài suốt đến cổng. Dọc đường có rất nhiều CA ngồi trên xe máy chốt chặn, trước cửa tòa án lúc 23h50 có 2 xe CSCĐ ,1 xe tải chở quân với khoảng 25 lính, xung quanh có từng nhóm nhỏ 2 lính canh gác,có 1 xe tải chở 1 máy phá sóng. Dọc đường Lạch Tray vẫn có CA chốt chặn tại các nút giao thông gặp rất nhiều xe con biển xanh 16 và 31 đi lại , ngã Tư Quán Mau có 1 chiếc xe 16 chỗ cắm cờ và băng rôn Hội CCB binh đoàn Trường Sơn nằm đỗ góc đường. Đường phố vắng tanh ít người đi lại hơn thường ngày.
02h14 Ngày 2 tháng Tư năm 2013 - Bản tin sớm trên trang Ba Sàm:
- Xử sơ thẩm 2 vụ án về đất đai ở Tiên Lãng (VNN). - Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn (TP). - Tiến hành xử sơ thẩm 2 vụ án về đất đai ở Tiên Lãng (TTXVN). - Ngày mai, xét xử vụ Đoàn Văn Vươn (PT). - Sáng mai ông Đoàn Văn Vươn ra tòa (Infonet). - Đoàn Văn Vươn trước ngày tòa xét xử (NĐT).
- Hy vọng tòa án sẽ phán xử công minh vụ án Tiên Lãng (RFA). - 'Xử công bằng chính là cứu Đảng' (BBC). “Cứu gia đình chúng tôi và cũng chính là cứu nhà nước Việt Nam cũng như Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời khắc khó khăn nhất này, chúng tôi cho là thế”.
- 'Người dân mong thả anh Vươn' (BBC). - Thanh Thảo: Gửi Đoàn Văn Vươn (Quê Choa). “vì sao phải bắn súng hoa cà hoa cải ?/ vì sao phải “chống người thi hành công vụ” ?/ nếu Đoàn Văn Vươn cam chịu mất đầm tôm mất tất/ rồi mất nhiều năm tham gia đội quân khiếu kiện/ thì biết bao giờ mới sửa Luật đất đai ?”
- Cầu nguyện cho gia đình Đoàn Văn Vươn (BBC). - Nghệ sĩ Kim Chi: BUỔI CẦU NGUYỆN CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN (Bùi Văn Bồng). “Nhưng gia đình cho biết là chỉ còn một ngày nữa tòa công khai xét xử Đoàn Văn Vươn mà gia đình vẫn chưa có giấy mời tới tòa. Đây là một thông tin khiến mọi người sửng sốt và phẫn nộ. Chúng tôi chờ xem công lý của nước CHXHCNVN có bằng thời Pháp thuộc xử vụ Đồng Nọc Nạn hay không ?”. - NHÌN LẠI VỤ ÁN ĐỒNG NỌC NẠN (Bùi Văn Bồng).
- Hiệp thông với oan sai của giáo dân (RFA). Giám mục Nguyễn Thái Hợp: “Chúng tôi ước mong rằng cùng với văn thư đó sau bao nhiêu văn thư khác của rất nhiều người trong nước thì có lẽ những vị hữu trách của tòa án của Hải Phòng cũng nên nghĩ lại. Cũng nên tìm cách xét xử cho đúng, cho công bằng, hợp với lương tâm hợp với dư luận bây giờ.”
- Chưa đầy 2 ngày, đã có hơn 1.200 người tham gia ký tên vào Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn do 3 em sinh viên Luật – ĐH Luật Sài Gòn, phát động: Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn (Bùi Chát) và Phạm Lê Vương Các. Bà con nào chưa ký tên mà muốn ký, có thể vào đây để ký. - Hàng ngàn người ký tên kêu gọi công lý cho ông Đoàn Văn Vươn (VOA). “Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của lẽ phải, để làm bừng lên ánh sáng công lý cho Đoàn Văn Vươn”.
- Bùi Tín: Vụ án ‘Cống Rộc’ sẽ thông hay sẽ tắc? (VOA’s blog). “Một vụ xử án về bản chất của chính quyền đương đại, của nền tư pháp đương đại, để dư luận trong và ngoài nước có thể kết luận chính quyền này, nền tư pháp này là của dân, do dân, vì dân, hay vẫn cứ là do đảng CS, vì đảng CS và của đảng CS”. - Vụ xử Đoàn Văn Vươn bị xem là không có cơ sở pháp lý (RFI). - TỘI DANH ANH EM HỌ ĐOÀN LÀ GÌ? (Bùi Văn Bồng). Là dám chống lại các quan, bảo vệ tài sản hợp pháp của mình!
- Xem lại vài tấm ảnh Tiên Lãng trước phiên tòa xử Vươn (Nguyễn Thông). Đây là “chiến tích” ghi lại “trận đánh đẹp” của “Đại ca Ca” ở đầm Cống Rộc, Tiên Lãng. Mời xem lại: Giấy khen: Đã chiến đấu anh dũng với nhân dân tại Đầm Vươn, Cống Rộc (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- HÃY NGỬNG CAO ĐẦU HỚI ĐOÀN VĂN VƯƠN VĨ ĐAI! (Đặng Huy Văn). “Bọn cướp đến nhà mà không được đứng lên để tự vệ hay sao?/ Anh đâu định giết người, súng ‘hoa cải’ chỉ mua về dọa chuột/ Nhưng quyền sinh quyền sát trong tay, đảng nói gì mà chả được/ Nay còn đâu Tòa Đại Hình Cần Thơ của nước Pháp năm nào!(*)/ Anh hãy nhìn ra ngoài xe, chúng tôi là hàng triệu đồng bào/ Những dân oan Văn Giang, Sài Gòn, Cần Thơ, Dương Nội...”. - Lê Thăng Long – Đọc Nelson Mandela nghĩ Đoàn Văn Vươn (Dân Luận).
- HẢI PHÒNG ĐÊM TRƯỚC PHIÊN TÒA XÉT XỬ GĐ ĐOÀN VĂN VƯƠN (Tễu). - Vụ án Đoàn Văn Vươn sẽ được xử theo hướng nào? (RFA). - Bản tin lúc 20h06' ngày 01/04/2013, báo điện tử ĐCSVN: Ngày mai (2/4), xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm. Đã có án trước khi phiên tòa sơ thẩm bắt đầu: “Được biết, tiếp đó sáng 8/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án ‘Hủy hoại tài sản công dân, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’; dự kiến xét xử từ ngày 8-10/4. Phiên tòa (sẽ khai mạc sáng 8/4) do Thẩm phán Trần Thị Thu Hà, Chánh Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng làm chủ tọa. Tại phiên tòa sơ thẩm này, có 5 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh: Hủy hoại tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.TÓM LƯỢC VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN
Ngày mai (2/4), TAND thành phố Hải Phòng sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm
vụ án Đoàn Văn Vươn và người thân với tội danh "giết người, chống người
thi hành công vụ". Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong vòng 4 ngày.
Bối cảnh
Đoàn Văn Vươn (1963) sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng, từng phục vụ trong quân đội nhân dân Việt
Nam, là kĩ sư nông nghiệp tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Từ năm
1993, ông Vươn thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản.
Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người thân và
ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển, bao
gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong
một
lần theo bố mẹ ra đầm.
Cụ thể, năm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho Đoàn
Văn Vươn diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh
Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là
14 năm. Trong quá trình sử dụng ông đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt
quá diện tích được giao.
Từ năm 1995, ông đã xây được một con đê cao tạo thành bờ bao cho một
vùng đầm rộng lớn hàng chục ha cùng hàng ngàn cây sú, vẹt mọc lên tạo
thành cánh rừng chắn sóng.Gia đình ông đã có đầm nuôi tôm, cá để sinh
sống.
Người thân gia đình ông Đoàn Văn Vươn |
Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn biển ngoài diện tích được giao. Tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng ra quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp nhân dân trong vùng không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ. Ông Vươn đã đắp được một số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, ví dụ như đoạn đê công vụ. Chính quyền huyện sau này cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ của đê công vụ, nhưng lại nhận rằng chính quyền đã có công đắp đê chứ không phải ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa phương phản đối.
Diễn biến
Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã làm thủ
tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn
đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất lên huyện, sau đó không đồng tình
quyết định của huyện, ông khởi kiện lên Tòa án.
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Đoàn Văn Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tóa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận”: nếu ông rút đơn thì UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm 2010, ông Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này. Sau đó, huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục cho ông thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả. Đoàn Văn Vươn vắng mặt vì lúc đó bận lên Viện Kiểm sát nhân dân Hải Phòng kháng cáo nhưng gia đình đã dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả nhằm vào lực lưỡng cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương.
Kết quả
Sau vụ cưỡng chế bất thành ngày 5 tháng 1, quyết định thu hồi đất bị
tạm hoãn, 4 người thuộc ngành công an và 2 thuộc ngành quân đội nhân dân
bị thương. Cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết
người và chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối
tượng tham gia liên quan, các ông Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn
Vươn (sinh năm 1963); Đoàn Văn Sinh (sinh năm 1957) và Đoàn Văn Vệ
(sinh năm 1974) , ngôi nhà 2 tầng của Đoàn Văn Vươn dùng cố thủ bị phá
hủy, mà Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho là do "nhân dân
bất bình nên vào phá" và người dân rất đồng tình với việc cưỡng chế
này.[18] Cơ quan công an cũng khởi tố Phạm Thị Báu (sinh năm 1982) và
Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn) và đang truy tìm hai
người khác là Đoàn Văn Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh năm
1977).
Tuy nhiên việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang cũng bị đình chỉ chức vụ. Ngày 10 tháng 2, thủ tướng chính phủ đã yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23 tháng 2 năm 2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức.
Phản ứng Chính quyền địa phương
Đại diện chính quyền huyện Tiên Lãng, việc thu hồi đất của Tiên Lãng là căn cứ theo quyết định của huyện.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng cho rằng :"Quyết định giao đất và thu hồi đất là đúng và phù hợp. Hơn nữa, theo quy định, đất chỉ được giao cho người địa phương, trong khi ông Vươn không phải người ở xã Vinh Quang".
Ngày 7 tháng 2 năm 2012, Thường vụ Thành ủy thành phố Hải Phòng đã tổ chức họp báo thông báo quyết định kiểm điểm và ra quyết định kiểm điểm tập thể Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng; đình chỉ công tác ông Lê Văn Hiền, Phó bí thư, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, là người trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.
Hàng loạt quan chức trong vụ việc này có liên quan cũng bị truy cứu trách nhiệm.
Các chính khách
Các báo đã dẫn lời nhiều chính khách của Việt Nam bàn về vấn đề này.
Các ý kiến cho rằng Đoàn Văn Vươn và các đối tượng đã vi phạm pháp luật
tội chống người thi hành công vụ, nhưng huyện Tiên Lãng cũng có thể sai
về mặt pháp luật khi tiến hành cưỡng chế ở vụ án này.
Nguyên Chủ tịch nước Việt Nam, Lê Đức Anh nói, trong vụ cưỡng chế này,
chính quyền huyện, xã đều sai và đây là bài học mà chính quyền cả nước
phải rút kinh nghiệm. Ông cũng cho rằng "Thành ủy Hải Phòng và UBND TP
Hải Phòng phải có trách nhiệm xử lý, làm sai chỗ nào thì phải nhận sai ở
chỗ đó, không được trả lời loanh quanh và không được che giấu sai phạm.
Trả lời tiền hậu bất nhất là không thể được" và "sử dụng bộ đội để
cưỡng chế với dân là tuyệt đối sai".
2 anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý |
Quan điểm của GS Đặng Hùng Võ là: Một mặt, chính quyền huyện Tiên
Lãng đã giao đất cho ông Vươn là sai luật. Mặt khác, chính quyền huyện
không có đủ thẩm quyền để quyết định thời gian giao đất là bao nhiêu năm
và đất giao cho ông Vươn phải gọi là đất nông nghiệp. Bài báo cũng coi
đây là đỉnh điểm về xung đột đất đai.
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, đây có thể coi là một tổn thất chính trị lớn.
Ngày 2/2/2012, văn phòng Chính phủ cho biết thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định sẽ chủ trì họp chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Ngày 10/2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận chính quyền đã sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng.
Luật sư Trần Vũ Hải, gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) kiến nghị xem xét khởi tố hình sự vụ chính quyền Hải Phòng phá sập nhà ông Vươn và em trai ông. Theo ông Hải, nguyên thủy việc cưỡng chế đầm tôm của ông Vươn cũng sai vì "xuất phát từ quyết định thu hồi sai" và "Phải xác định xem chính quyền (Tiên Lãng) sai thế nào mới dẫn đến ông Vươn quá bức xúc và có hành động quá khích".
Dư luận xã hội
Theo bà Trần Thị Mịn, em dâu ông Đoàn Văn Vươn: "Họ dồn đến đường
cùng, nên anh tôi bảo là phải giữ, chứ cũng không dám nổ súng đâu... Bây
giờ nợ hơn chục tỷ thì gọi là lên bờ chỉ có chết thôi, không thể sống
bằng cái gì được, nhà cửa không có. Nên phải giữ lấy đất, chứ không phải
chống trả đâu".
Sau khi một số cán bộ địa phương bị đình chỉ công tác hay bị cách chức, nhiều người dân đã bày tỏ ý kiến đồng tình với việc cách chức này.
Cáo trạng thể hiện điều gì?
Cáo trạng của Viện
kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng nêu rõ: Ngày 24/11/2011, UBND huyện Tiên
Lãng ban hành Quyết định số 307/QĐ-UBND áp dụng biện pháp cưỡng chế thu
hồi 19,3 ha đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết thời hạn sử dụng đối với
gia đình ông Đoàn Văn Vươn, đồng thời UBND huyện có Kế hoạch số
104/KH-UBND ngày 24/11/2011 về việc tổ chức cưỡng chế để thi hành quyết
định hành chính thu hồi đất đối với gia đình ông Vươn. Trong Kế hoạch
104/KH-UBND nêu rõ nội dung cưỡng chế bàn giao toàn bộ diện tích đất
và công trình gắn liền với đất đã thu hồi cho UBND xã Vinh Quang (Tiên
Lãng - TP Hải Phòng).
Tuy nhiên, bị can Nguyễn Văn Khanh - Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện
Tiên Lãng được giao nhiệm vụ là Trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất
đã trực tiếp chỉnh sửa, ký ban hành Thông báo số 225 ngày 28/12/2011
phân công nhiệm vụ cho các tổ công tác để tháo dỡ tài sản ở khu vực có
quyết định cưỡng chế.
.
.
Ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trong các lời khai của mình một mực cho rằng nhiệm vụ của mình đã bị "triệt tiêu" từ khi tham gia cưỡng chế |
Tại hiện trường trong buổi cưỡng chế ngày 05/01/2012, Nguyễn Văn
Khanh là người trực tiếp ra lệnh cho Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm
Đăng Hoan để đôn đốc những người được trưng dụng thuộc Tổ 2 trực tiếp
tháo dỡ lều trong đầm của gia đình ông Vươn, ông Quý. Việc tháo dỡ được
thực hiện trong 2 ngày 05 và 06/01/2012 gây thiệt hại về tài sản trị giá
295 triệu đồng.
Trong khi đó, Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan mặc dù biết ông Khanh chỉ đạo phá dỡ tài sản là không đúng với Kế hoạch 104/KH-UBND nhưng vẫn giúp sức cho ông Khanh thực hiện việc phá dỡ làm hư hỏng tài sản của gia đình ông Vươn, ông Quý.
Cáo trạng kết luận các bị can Nguyễn Văn Khanh - Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; Phạm Xuân Hoa - Nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường; Lê Thanh Liêm - nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang phải chịu trách nhiệm về việc hủy hoại tài sản có giá trị 295 triệu đồng, trong đó ông Hoan giúp sức cho ông Khanh hủy hoại tài sản của gia đình ông Quý có giá trị 191 triệu đồng.
Bị can Lê Văn Hiền - nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, với trách nhiệm là người đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phương đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ theo quy chế làm việc và không có biện pháp đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình chuẩn bị cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế nên đã không phát hiện, ngăn chặn kịp thời, để ông Khanh cùng đồng phạm thực hiện việc tháo dỡ tài sản, không thực hiện đúng Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 24/11/2012 của UBND huyện, gây hậu quả nghiêm trọng.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Viện KSND TP Hải Phòng đã ban hành Cáo trạng số 12/CT-P1A ngày 07/01/2013 truy tố các bị can Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm về tội “hủy hoại tài sản” theo khoản 3, điểm a, Điều 143 BLHS; truy tố Phạm Đăng Hoan về tội “hủy hoại tài sản” theo khoản 2, điểm g, Điều 143 BLHS; truy tố Lê Văn Hiền về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 1 Điều 285 BLHS.
Đối với một số cán bộ thuộc các phòng, ban của UBND huyện Tiên Lãng và những đối tượng được trưng dụng tháo dỡ tài sản của gia đình ông Vươn, ông Quý, tài liệu điều tra có trong hồ sơ vụ án không đủ cơ sở kết luận hành vi của những đối tượng này đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự nên cơ quan điều tra không khởi tố.
Trước đó, ngày 04/01/2013, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng cũng đã ban hành Cáo trạng số 10/CT-P1A truy tố các bị can Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ về tội giết người quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 BLHS; các bị can Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 BLHS.
Cáo trạng nêu rõ, ngày 05/01/2012 UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc địa bàn xã Vinh Quang - Tiên Lãng - Hải Phòng thì bị Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm dựng hàng rào dùng mìn tự tạo, bình gas, súng hoa cải tấn công tổ công tác số 3 làm nhiệm vụ bảo vệ và rà phá bom mìn. Hậu quả là một số thành viên của tổ công tác bị thương, tổn hại từ 01 - 43% sức lao động.
Ngày 09/01/2012, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng đã
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can để điều tra. Kết quả điều
tra đã xác định: Với mục đích chống đối, để không phải giao lại đất,
chuyển từ vụ việc dân sự hành chính sang vụ án hình sự, Đoàn Văn Vươn,
Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Đoàn Văn Vệ, Phạm Thái đã
bàn bạc làm hàng rào, trải rơm, làm mìn tự tạo, chuẩn bị súng bắn đạn
hoa cải và đã sử dụng mìn, súng bắn vào những người làm nhiệm vụ bảo vệ
và rà
phá bom mìn theo sự phân công của UBND huyện Tiên Lãng, hậu quả làm 7
người trong đoàn cưỡng chế bị thương.
Người thân gia đình ông Đoàn Văn Vươn đọc kết luận điều tra vụ án từ Công an Hải Phòng |
Các bị can nhận thức rõ việc sử dụng súng, mìn, vật liệu nổ là gây
nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người khác. Nhưng để đạt được
mục đích, các bị can đã cố ý thực hiện hành vi “giết người”.
Vì thế, ngay từ khi bàn bạc, Đoàn Văn Quý đã thể hiện mong muốn giết người qua lời nói và được Vươn, Sịnh tán thành, góp tiền mua thêm súng, chuẩn bị kỹ lưỡng việc sử dụng mìn tự tạo, súng để bắn vào bất kỳ người nào thi hành lệnh cưỡng chế. Ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng được thể hiện rõ thông qua hành vi: kích mìn nổ nhưng không đạt hiệu quả thì tiếp tục sử dụng súng bắn, thấy có người trong tổ công tác bị trúng đạn, vẫn tiếp tục bắn nhiều phát nữa. Hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của các bị can. Như vậy có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi đồng phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS.
Đối với Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu, đã tiếp nhận ý chí của Vươn, Quý, Sịnh về việc chống lại những người thi hành công vụ và có hành vi trực tiếp tham gia làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len để tạo điều kiện cho các bị can khác thực hiện hành vi chống đối những người thi hành công vụ. Do vậy có đủ cơ sở xác định các bị can có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 BLHS. Hành vi của các bị can gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Ngoài hành vi giết người, các bị can Vươn, Quý, Sịnh, Thoại, Vệ, Thái còn có hành vi chống người thi hành công vụ. Nhưng xét thấy các bị can đã bị truy tố về tội giết người nên không khởi tố xử lý về tội chống người thi hành công vụ nữa.
Đối với Thoại và Thái, sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã bỏ trốn, cơ quan điều tra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau. Đối với Đoàn Xuân Quỳnh, Đoàn Văn Việt, Phạm Thị Tươi, Đoàn Thị Máp và Trần Thị Mịn có hành vi tham gia làm hàng rào, trải rơm nhằm mục đích cản trở lực lượng cưỡng chế, xét thấy hành vi vi phạm có mức độ, nhân thân chưa có tiền án tiền sự nên cơ quan điều tra không xử lý về hình sự.
Từ ngày 8-10/4, TAND thành phố Hải Phòng cũng sẽ đưa vụ
án “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nguyên trọng”
ra xét xử. Bị cáo trong vụ án này nguyên là các cán bộ UBND huyện Tiên
Lãng và xã Quang Vinh.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải
Phòng, ngày 5/1/2012, do không chấp thuận với quyết thu hồi đất của UBND
huyện Tiên Lãng, ông Đoàn Văn Vươn cùng người nhà đã dùng súng tự chế
bắn vào lực lượng cưỡng chế khu đầm của ông Đoàn Văn Quý, khiến 7 cán bộ
chiến sĩ công an, quân đội bị thương.
Trong vụ án "giết người, chống người thi hành công vụ":
Các bị cáo bị truy tố về tội danh “giết người”, gồm: Đoàn Văn Vươn (50
tuổi); Đoàn Văn Quý (47 tuổi, em trai ông Vươn); Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi,
anh trai ông Vươn) và Đoàn Văn Vệ (39 tuổi, cháu ruột ông Vươn).
Bị truy tố về tội danh “Chống người thi hành công vụ” có
hai bị cáo, gồm: Bà Phạm Thị Báu (31 tuổi, tức Hiền, vợ Đoàn Văn Quý)
và Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ Đoàn Văn Vươn).
Riêng hai đối tượng Đoàn Văn Thoại (em trai Đoàn Văn
Vươn) và Phạm Thái (anh vợ Đoàn Văn Quý), sau khi gây án đã bỏ trốn và
có lệnh truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Trong vụ án “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng”: Các bị cáo Nguyễn Văn Khanh (Nguyên Phó chủ tịch
UBND huyện Tiên Lãng); Phạm Xuân Hoa (Nguyên Trưởng phòng Tài nguyên -
Môi trường); Lê Thanh Liêm (Nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang); Phạm
Đăng Hoan (Nguyên Bí thư xã Vinh Quang) bị truy tố về tội danh “Hủy hoại
tài sản”. Lê Văn Hiền (Nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) bị truy tố
về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
|
Tôi mạo muội phỏng đoán, quan tòa tp HP sẽ tuyên anh em Vươn Quý có đến 7 năm tù mỗi người.
Trả lờiXóaSẽ chẳng có pháp luật gì ngoài LUẬT RỪNG. Từ mấy chục năm trước bà Ngô Bá Thành đã nhận rõ điều này. Than ôi, Việt Nam.
Trả lờiXóaTù Đoàn Văn Vươn 7 năm ư? Tôi sợ chế độ này không tồn tại đến ngày anh Vươn mãn hạn tù thì uổng cái bản án này lắm.
Trả lờiXóaVấn đề quan trọng là nhân dân sẽ kéo về dự phiên tòa đông hay vắng? Thái độ quyết liệt hay ôn hòa?
Trả lờiXóaĐã có một Vĩnh Yên bùng nổ, tiếp theo có một Tiên Lãng bùng cháy hay không?...
Nếu bản án bỏ túi , chúng ta bật lực đứng nhìn hay sao , hay lại về "ký tên " "kiến nghị " " Lên án "....Cả dân tộc đang bế tắc
Trả lờiXóaMột đất nước văn mình, một con người có văn hóa sao có thể dùng hai từ "luật rừng" được. Vụ việc như thế nào, trắng đen ra sao đã có pháp luật Việt Nam giải quyết.
Trả lờiXóaBà Ngô Bá Thành dùng từ "luật rừng" không phải là không có lý do. Nguyên văn câu phát biểu: "Ở Việt Nam ta có một rừng luật, nhưng khi xét xử lại áp dụng luật rừng!"
XóaBà Ngô Bá Thành đã từng là chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội các khoá 6, 7, 8 và 10, và là phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam. Một người có kiến thức và trách nhiệm như vậy, mà phải phát biểu một câu như vậy, thì
đủ biết sự thực thi pháp luật ở Việt Nam hiện giờ như thế nào.
Nếu bác còn tin "Vụ việc như thế nào, trắng đen ra sao đã có pháp luật Việt Nam giải quyết" thì em hiện có cái biệt thự ở Lâm Đồng, nhìn ngay ra mặt biển, tắm biển hay ngắm người tắm biển rất tiện. Chỗ quen biết, em để lại cho bác, chỉ lấy nửa giá thôi.
Quảng Tây hay Quảng Đông lấy ?
XóaChàng tria xứ Quảng ở Quảng Tây hay Quảng Đông lấy dà ?
XóaPhiên tòa chỉ là động tác giả, hoãn chờ bữa khác xử tiếp. Đó là dự đoán của mình
Trả lờiXóaCó thể phiên tòa sẽ bị hoãn, nhưng theo tôi, mọi người dự định đến hãy cứ đến trước Tòa, cho chính quyền thấy vụ xử gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn hoàn toàn không phải là "chuyện nhỏ", có thể "bỏ túi" dễ dàng, như trước giờ chính quyền vẫn quen suy nghĩ như thế!
Trả lờiXóaNếu ở một nước CÔNG BẰNG DÂN CHỦ VĂN MINH thì làm gì có sai trái nghiêm trọng để người dân phải bất mãn nổi dậy đứng lên phản đối đòi quyền lợi chân chính để rồi mâu thuẫn như thế này.Chỉ ở những nước bán khai mọi rợ thôi,chèn ép nhau,bóc lột nhau,hút màu nhau,gạt gẫm nhau,giết nhau,ăn gian nói dối,còn tội tệ nhiều lần so với loại cầm thú!!!
Trả lờiXóaHãy trả tự do cho toàn bộ người nhà họ Đoàn,họ vô tội,họ là nạn nhân-ĐÃ LÀ NẠN NHÂN SAO LẠI RA TÒA?-CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THIỆT!!!(CHỈ Ở VIETJ NAM!)
Trả lờiXóaĐồng ý với bác Ha le dù phiên toà hoãn hay không mọi người cũng nên tập trung trước Toà để thể hiện sự quan tâm và bất đồng với phiên toà bất lương.Còn chàng trai xứ Quảng(tây) ơi luật pháp Việt nam văn minh cũng chưa bằng luật rừng trong giang hồ hảo hớn đâu chàng ạ,cùng "tương đồng" với nhau sao "chàng" không thấy.Cận hay mù màu...đồng rồi!
Trả lờiXóaQuan chức Hải Phòng ăn bẩn và mafia nhất trong cả cái nước Việt Nam này ! Cái thị trấn Hải Phòng này ngày càng nhếch nhác , nhìn các địa phương khác mà thèm ...
Trả lờiXóaThế thì bác Xe Ôm phải... ôm ngay cái ông nào đang làm đại biểu cho dân ở khu vực Hải Phòng mà hỏi cho ra nhẽ!
XóaNhà nước muốn thể hiện uy quyền nên sẽ xử nặng anh Vươn. Thế nhưng cái giá mà Nhà nước phải trả sẽ là lòng thù hận của nông dân cũng như sẽ chẳng có ai yên tâm khai khẩn đất hoang để phát triển nông lâm ngư nghiệp trong cả nước.
Trả lờiXóaRõ ràng cái giá đó quá đắt.
Không lẽ hi sinh Đảng Bộ HP để đổi lấy Đoàn Văn Vươn ? Điều đó là không tưởng . Cho nên hi sinh Đoàn Văn Vươn để giữ lấy Đảng Bộ HP !
Trả lờiXóa" Nhà tù Trần Phú, số 125 Nguyễn Đức Cảnh, Gần Chợ Sắt"- chú thích ảnh số 5.
Trả lờiXóa- Trần Phú,Nguyễn Đức Cảnh- tên của 2 chiến sĩ Cộng sản.
-Sắt:kim loại làm song sắt.
Ốí...ồi...ôi !