Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

MỘT CÚ TÁT TRỜI GIÁNG VÀO MẶT CÁC "HỌC GIẢ LƯỠI BÒ" TRUNG QUỐC

Tri thức Việt ‘tát’ một cú trời giáng vào mặt các ‘học giả lưỡi bò’ của Trung Quốc thông qua tạp chí Science

 

Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của môi trường khoa học quốc tế trước việc các học giả Trung Quốc (TQ) lấp liếm chèn đường lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học của họ khi gửi công bố trên các tạp chí quốc tế.

Tri thức Việt đã thu được những thắng lợi quan trọng. Một thắng lợi chấn động cả cộng đồng khoa học quốc tế là tạp chí lừng danh Nature đã lên án hành động lấp liếm và phản khoa học cuả các học giả TQ về vấn đề trên, và cũng tuyên bố “sẽ không có chổ cho đường lưỡi bò” trên tạp chí này.

Một tạp chí lừng danh khác là tạp chí Science bị phản đối và cũng đã nhận thức được tính phi pháp của đường lưỡi bò. Tạp chí này cũng đã ra tuyên bố về vấn đề này. Tuy nhiên tạp chí này có phần hơi lấp liếm, kiểu như “có thể đã có sự hiểu nhầm”, “Science không đứng về bên nào” hay “chúng tôi sẽ xem lại quy trình … để tránh lặp lại …”. Theo người viết, dù Science không nói rõ nhưng họ sẽ không đăng bài có đường lưỡi bò phi pháp của các học giả TQ.

Trước sự lấp liếm của Science, nhiều nhà khoa học đã tiếp tục phản đối và yêu cầu Science phải giải thích rõ ràng hơn về lập trường của họ đối với đường lưỡi bò.

Mới đây, một bức thư phản đối của GS Phạm Quang Tuấn (Úc) và một số tri thức Việt đã được Science công bố sau nhiều lần trì hoãn. Bức thư giải thích tính phi pháp của đường lưỡi bò bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ TQ, cũng như lên án hành động phản khoa học, nghi ngờ mưu đồ chính trị của các học giả TQ.


Đây có thể nói là một thắng lợi cực kỳ quan trọng nữa của tri thức Việt trong quá trình đấu tranh xóa đường lưỡi bò của TQ trên phạm vi toàn cầu. Và cũng là một cú ‘tát’ trời giáng của tri thức Việt vào mặt các ‘học giả lưỡi bò’, tác giả của các bài báo khoa học có chèn đường lưỡi bò phi pháp, của Trung Quốc thông qua tạp chí Science.

Xin điểm qua những chi tiết quan trọng trong bức thư của tri thức Việt được đăng trên Science – Phản hồi bài “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của X. Peng, đăng trên Science vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, số trang 1581-587 (xem file pdf):
  1. Các bản đồ của Trung Quốc có một đường cong hình chữ U hay còn gọi là đường lưỡi bò kèm theo gần như ôm trọn Biển Đông và các đảo trong đó (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), rõ ràng ngụ ý rằng các khu vực được tô màu trong đường cong này thuộc về TQ. Tuy nhiên, các quần đảo này thuộc các vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp giữa TQ, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan. Vì thế việc cho rằng các quần đảo này là lãnh thổ TQ một cách không thể chối cãi là có vấn đề, đặc biệt là khi chúng gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo.
  2. Đường cong hình chữ U trong bản đồ thì thực sự ít thuyết phục. Nó chỉ xuất hiện trong các bản đồ TQ và chỉ được tuyên bố bởi các tác giả TQ để biểu thị đường ranh giới hàng hải truyền thống của TQ. Nó được sử dụng chính thức bởi TQ để khẳng định “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các nguồn tài nguyên của biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông. Bất cứ nơi nào nó xuất hiện, đường cong này ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) các nước khác được công nhận bởi luật pháp quốc tế. Nó mở rộng vượt ra ngoài đường trung tâm giữa các đảo đang bị tranh chấp và bờ biển của các quốc gia khác, và do đó hình thành một yêu sách rộng lớn hơn nhiều so với các vùng nước liên quan đến các quần đảo này.
  3. Tuyên bố đơn phương của TQ đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật Biển của Liên Hợp Quốc, mà tất cả các quốc gia xung quanh Biển Đông, bao gồm TQ, đã phê chuẩn. Việc TQ đẩy tuyên bố này một cách cương quyết là không nghi ngờ, bằng chứng là các sự cố gần đây trong đó các tàu TQ quấy rối tàu thăm dò dầu Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
  4. Không một quốc gia nào công nhận biên giới biển hình chữ U của TQ. Indonesia và Việt Nam đã chính thức bày tỏ mối quan ngại. Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết nhất trí lên án hành động của TQ. Không có sự biện minh nào cho một chi tiết gây tranh cãi và phi pháp (trong điều khoản của luật pháp quốc tế) trong một bài báo mang tính học thuật. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng sự hiện diện của chi tiết này không phải do áp lực chính trị.
Science đã giật tít “Concern over the South China Sea” tức “Quan ngại về Biển Nam Trung Hoa” chứng tỏ họ đã không nhẫn tâm xem nhẹ sự liêm khiết trong môi trường học thuật. Động thái này chứng tỏ rằng Science đã bị khuất phục bởi các tri thức Việt, buộc họ phải tôn trọng tính chân thật trong khoa học và phải giữ cho môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.

Việc Science cho đăng bức thư trên ngay sau bài báo của Peng trên Science càng làm cho các học giả lưỡi bò của TQ thêm nhục nhã. Họ sẽ phải tự suy nghĩ lại: tiếp tục ôm mộng đường lưỡi bò phi pháp và chịu sự khinh bỉ của cộng đồng khoa học quốc tế, hay từ bỏ hành động chèn đường lưỡi bò vào các ấn phẩm khoa học.


Như vậy đến thời điểm này, hai tạp chí vào hàng bậc nhất trong khoa học, Nature và Science, đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận đối với đường lưỡi bò phi pháp của TQ trong các ẩn phẩm khoa học. Đây sẽ là lí do để các tạp chí khác có quyền tẩy chay các bài báo có đường lưỡi bò từ TQ, bởi một tạp chí khoa học nghiêm túc không bao giờ chấp nhận bị lợi dụng bởi những mục tiêu chính trị và không bao giờ muốn những ấn phẩm của họ bị phản đối.

Xin chúc mừng các tri thức Việt về thắng lợi quan trọng này. Xin chân thành cảm ơn GS. Phạm Quang Tuấn đã kiên trì trong quá trình thuyết phục Science tôn trọng sự liêm khiết trong môi trường khoa học.

Trong bài tới, người viết sẽ tường thuật lại quá trình “tranh luận” giữa GS. Phạm Quang Tuấn và Jennifer Sills, phó biên tập trang thư của Science. Đây sẽ là những kinh nghiệm quí báu cho những người có quan tâm đến việc đấu tranh xóa đường lưỡi bò phi pháp.

Vài nét về Science:
Tạp chí Science do Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của Khoa học xuất bản. Có thể nói đây là một tạp chí khoa học đa ngành hàng đầu, sau Nature. Chỉ số trích dẫn, impact factor, năm 2010 của tạp chí này là 31.377, xếp thứ 2 sau Nature trong danh sách các tạp chí đa ngành. Giống như Nature, Science nhận công bố những phát minh lớn trong hầu hết các lĩnh vực. Tác giả có công trình trên Science thường rất dễ thăng tiến trong sự nghiệp khoa học hoặc thường được trao các giải thưởng lớn trong khoa học.

 
Viết xong bài thì đã 4 giờ sáng, nhưng người viết vẫn chưa thấy mệt. Có lẽ cái vui đã át cái mệt.
***
TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan,

***
Bổ sung: Tài liệu tham khảo cho thư phản đối Science
1. J. Li, D. Li, Ocean Dev. Int. Law 34, 287 (2003).
2. China’s Communication to the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS), 7 May 2009; www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf.
3. United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS); www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm.
4. “Vietnam says China fishing boat rams research ship,” The Straights Times, 9 June 2011; www.straitstimes.com/BreakingNews/SEAsia/Story/STIStory_678024.html.
5. Indonesia’s Communication to the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS), 8 July 2010; www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_vnm_e.pdf.
6. The Philippines’s Communication to the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS), 5 April 2011; www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/phl_re_chn_2011.pdf.
7. Sen. J. Webb, “U.S. Senate unanimously ‘deplores’ China’s use of force in South China Sea,” 27 June 2011; http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-27-2011.cfm.
.
BÁO CHÍ  ĐƯA TIN

Tạp chí Science đăng tải “Quan ngại về đường lưỡi bò”

TTO – Tạp chí Science (Khoa Học) đã đăng tải bức thư phản đối của giáo sư Phạm Quang Tuấn, Trường ĐH New South Wales (Úc), phản đối bài viết của các học giả Trung Quốc đề cập “đường lưỡi bò”.

Đây là một trong những tạp chí khoa học đa ngành uy tín nhất thế giới do Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học xuất bản.

Trong mục thư điện tử của tạp chí, bức thư của giáo sư Phạm Quang Tuấn cùng một số trí thức Việt Nam và Việt kiều, giải thích tính phi pháp của “đường lưỡi bò” bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ Trung Quốc.

>> Xem bài tiếng Anh tại đây
.
Bài của giáo sư Phạm Quang Tuấn trên Science

Nhóm tác giả cho rằng việc tác giả Trung Quốc đưa bản đồ có “đường lưới bò” vào bài viết, với hàm ý khẳng định các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc “là điều đáng phải đặt câu hỏi, đặc biệt là khi các quần đảo gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo”.


Bức thư tiếp: “Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật biển của Liên Hiệp Quốc vốn đã được tất cả quốc gia xung quanh biển Đông, kể cả Trung Quốc, phê chuẩn”.

Giới trí thức Việt Nam nhận định đây là một kết quả đáng khích lệ trong quá trình khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

Tiến sĩ Lê Văn Út từ ĐH Oulu (Phần Lan) nhận định các trí thức Việt Nam đã buộc tạp chí Khoa Học phải giữ môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.
K.L.
******************
*

Thắng lợi mới: Tạp chí Science “lật tẩy” đường lưỡi bò

12/12/2011 11:32:26

Bee.net.vn - Mới đây, một bức thư phản đối về đường lưỡi bò phi lý của GS Phạm Quang Tuấn (Úc) và một số tri thức Việt đã được Tạp chí Science công bố sau nhiều lần trì hoãn. Bức thư giải thích tính phi pháp của đường lưỡi bò bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ Trung Quốc, cũng như lên án hành động phản khoa học, nghi ngờ mưu đồ chính trị của các học giả Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN
Xin điểm qua những chi tiết quan trọng trong bức thư của tri thức Việt được đăng trên Science – Phản hồi bài “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của X. Peng, đăng trên Science vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, số trang 1581-587:

1. Các bản đồ của Trung Quốc có một đường cong hình chữ U hay còn gọi là đường lưỡi bò kèm theo gần như ôm trọn Biển Đông và các đảo trong đó (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), rõ ràng ngụ ý rằng các khu vực được tô màu trong đường cong này thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, các quần đảo này thuộc các vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan (Trung Quốc). Vì thế việc cho rằng các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc một cách không thể chối cãi là có vấn đề, đặc biệt là khi chúng gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo.
.
Bài báo Quan ngại về
Bài báo Quan ngại về Biển Đông trên Science.

2. Đường cong hình chữ U trong bản đồ thì thực sự ít thuyết phục. Nó chỉ xuất hiện trong các bản đồ Trung Quốc và chỉ được tuyên bố bởi các tác giả Trung Quốc để biểu thị đường ranh giới hàng hải truyền thống của Trung Quốc. Nó được sử dụng chính thức bởi Trung Quốc để khẳng định “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các nguồn tài nguyên của biển Biển Đông. Bất cứ nơi nào nó xuất hiện, đường cong này ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) các nước khác được công nhận bởi luật pháp quốc tế. Nó mở rộng vượt ra ngoài đường trung tâm giữa các đảo đang bị tranh chấp và bờ biển của các quốc gia khác, và do đó hình thành một yêu sách rộng lớn hơn nhiều so với các vùng nước liên quan đến các quần đảo này.

3. Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật Biển của Liên Hợp Quốc, mà tất cả các quốc gia xung quanh Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, đã phê chuẩn. Việc Trung Quốc đẩy tuyên bố này một cách cương quyết là không nghi ngờ, bằng chứng là các sự cố gần đây trong đó các tàu Trung Quốc quấy rối tàu thăm dò dầu Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

4. Không một quốc gia nào công nhận biên giới biển hình chữ U của TQ. Indonesia và Việt Nam đã chính thức bày tỏ mối quan ngại. Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết nhất trí lên án hành động của TQ. Không có sự biện minh nào cho một chi tiết gây tranh cãi và phi pháp (trong điều khoản của luật pháp quốc tế) trong một bài báo mang tính học thuật. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng sự hiện diện của chi tiết này không phải do áp lực chính trị.

Science đã giật tít “Concern over the South China Sea” tức “Quan ngại về Biển Đông” chứng tỏ họ đã không nhẫn tâm xem nhẹ sự liêm khiết trong môi trường học thuật. Động thái này chứng tỏ rằng Science đã bị khuất phục bởi các tri thức Việt, tôn trọng tính chân thật trong khoa học và phải giữ cho môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.

Như vậy đến thời điểm này, hai tạp chí vào hàng bậc nhất trong khoa học, Nature và Science, đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trong các ẩn phẩm khoa học. Đây sẽ là lí do để các tạp chí khác có quyền tẩy chay các bài báo có đường lưỡi bò từ Trung Quốc, bởi một tạp chí khoa học nghiêm túc không bao giờ chấp nhận bị lợi dụng bởi những mục tiêu chính trị và không bao giờ muốn những ấn phẩm của họ bị phản đối.

Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của môi trường khoa học quốc tế trước việc các học giả Trung Quốc lấp liếm chèn đường lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học của họ khi gửi công bố trên các tạp chí quốc tế.

Tri thức Việt đã thu được những thắng lợi quan trọng. Một thắng lợi chấn động cả cộng đồng khoa học quốc tế là tạp chí lừng danh Nature đã lên án hành động lấp liếm và phản khoa học cuả các học giả TQ về vấn đề trên, và cũng tuyên bố “sẽ không có chổ cho đường lưỡi bò” trên tạp chí này.

Tạp chí Science bị phản đối và cũng đã nhận thức được tính phi pháp của đường lưỡi bò. Tạp chí này cũng đã ra tuyên bố về vấn đề này. Tuy nhiên tạp chí này có phần hơi lấp liếm, kiểu như “có thể đã có sự hiểu nhầm”, “Science không đứng về bên nào” hay “chúng tôi sẽ xem lại quy trình … để tránh lặp lại …”.

Theo người viết, dù Science không nói rõ nhưng họ sẽ không đăng bài có đường lưỡi bò phi pháp của các học giả Trung Quốc. Nhưng nhiều nhà khoa học đã tiếp tục phản đối và yêu cầu Science phải giải thích rõ ràng hơn về lập trường của họ đối với đường lưỡi bò và đến nay đã đạt được kết quả nói trên.

Đây có thể nói là một thắng lợi cực kỳ quan trọng nữa của tri thức Việt trong quá trình đấu tranh xóa đường lưỡi bò của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu.
Kỳ tới: Tường thuật lại quá trình “tranh luận” giữa GS. Phạm Quang Tuấn và biên tập viên của Science
TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

Related articles

22 nhận xét :

  1. Thật tuyệt vời, hoan hô các nhà khoa học Việt Nam đã cho các nhà khoa học Trung Quốc những cái tát như trời giáng,những cú phản công được truyền từ các Cha Ông chúng ta để lại, không biết có nhà khoa học Trung Quốc nào đã phải chui vào ống Đồng như cha ông họ để tránh nhục nhã chưa nhỉ. Chúc các nhà khoa học Viêt Nam bền chí, mạnh khỏe

    Trả lờiXóa
  2. Điều làm tôi phấn khởi nhất, là có vẻ như báo chí trong nước (báo giấy và báo mạng) đã không còn "im lặng đáng sợ" nữa trước đề tài này!

    Người dân rất yêu quí các nhà báo chân chính - hồi còn sống ở trong nước tôi thấy rất rõ điều đó. Xin các nhà làm truyền thông hãy mạnh dạn tối đa, đánh thức cáng nhiều đồng bào càng tốt về hiểm họa Trung Quốc!

    Trả lờiXóa
  3. Người Đà nẵnglúc 08:34 13 tháng 12, 2011

    Hả hê quá bác Lâm Khang ơi!
    Tự hào khí phách của Nhân sĩ Trí thức Việt đã không HÈN, không KIẾP NHƯỢC, không NGU MUỘI và anh dũng đứng lên để bảo vệ Công lý, Chính nghĩa.
    Cảm ơn bác Lâm Khang nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là Úc Châu Tuấn Kiệt, GS Phạm Quang Tuấn là một trong Tứ Tuấn Úc Châu: Phạm Quang Tuấn, Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Ngọc Tuấn (tienve) và Nguyễn Ngọc Tuấn voa) ông Phạm Quang Tuấn giỏi nhạc lý và nghiên cứu về Biển Đông, đóng góp rất nhiều và tranh luạn nảy lửa với ông Trương Nhân Tuấn cũng là một nhà nghiên cứu cự phách về Biển Đông qua thư khố của Pháp.
    Tóm lại: Việt nam không thiếu anh tài, tuấn kiệt. Như nhóm Minh Biện, đủ để đương đầu với giới học giả Trung Hoa.

    Trả lờiXóa
  5. Hay tuyệt!
    Chân thành cám ơn TS Lê Văn Út.

    Trả lờiXóa
  6. Mình có chính nghĩa, chỉ cần nhiệt tình đấu tranh thì sẽ thắng lợi. Việc lật tẩy đường lưỡi bò phi pháp cũng như việc đấu tranh cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa có may mắn là được trí thức Việt kiều hỗ trợ, nhưng thật buồn là tiếng nói của trí thức trong nước còn yếu ớt. Sự sợ hãi? Sự vô trách nhiệm? Sự vô cảm? Sự khó khăn về mưu sinh? Có lẽ gồm tất cả, nhưng không có lý do nào biện minh được. Năm 2009, trên máy bay của hãng hàng không Southern China tôi thấy nhan nhản các ấn phẩm quảng cáo đều vẽ đường lưỡi bò, vẽ HS, TS của TQ, thế mà ngót 20 người VN, trong đó có nhiều tiến sỹ, thạc sỹ, họa sỹ, chả có ai có một chút đau lòng. Mối quan tâm của họ chỉ là mua hàng giá rẻ của Tàu.

    Trả lờiXóa
  7. Vui quá! Trí thức yêu nước phát huy trí tuệ và nhiệt huyết của mình vì quốc gia dân tộc, đã có tiếng nói đanh thép trên trường quốc tế. Xin cảm ơn các nhân sĩ trí thức. Cảm ơn blog NXD.

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn các học giả trí thức,nhưng vấn đề quyết định lại nằm ở các nhà chính trị theo chiều hướng nào

    Trả lờiXóa
  9. Hoan hô các trí thức đã một lòng vì nước Việt Nam, dù sống ở đâu cũng đều hướng về đất nước mảnh đất cong cong hình chứ S.

    Là con dân nước Việt tất thảy đều vui mừng trước những thành công khẳng định chủ quyến của nước Việt Nam yêu quý, đánh đổ những ngụy tạo của bọn bá quyền tham lam. xấc xược.

    TH

    Trả lờiXóa
  10. Đất nước ta từ xưa tới nay đã có bao chiến công lừng danh thế giới chiến đấu với các thế lực hầu như mạnh nhất nhì thế giới như chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, trên bộ là của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung, trên núi là có Điện Biên Phủ của Tướng Giáp, và trên trời thì có trận Điện Biên Phủ trên không. Nhưng đặc biệt là chưa có chiến công vang dội lẫy lừng trên biển. Và chắc chắn Việt Nam ta sẽ có một chiến thắng vang dội năm châu bốn bể trên biển với bọn bành trướng Băc Kinh.

    Trả lờiXóa
  11. Hoan hô..hoan hô..các nhà hoc giả Việt Nam muôn năm..hoan hô.. hoan hô...Cần phải tích cực phát huy, vưc dậy tinh thần TRI THỨC VIỆT..hoan hô..hoan hô...

    Trả lờiXóa
  12. Đúng là một đại trí thức của dân tộc

    Trả lờiXóa
  13. Tôi vừa đọc trên trang bauxit có một vụ ngư dân Trung Quốc giết hại một sỹ quan Hàn Quốc, thế mới biết cái dã tâm của bọn Trung Quốc vừa ăn cắp vừa la làng, vừa táo tợn, vừa giã man, để thỏa mãn cái dạ dầy không đáy cho hơn 1,3tỷ dân, một dân tộc có hơn 5000 năm phát triển lại làm ra cái trò hèn mọi thế? Một dân tộc hùng mạnh là một dân tộc tự đi bằng chính đôi chân của mình, đằng này, dân tộc đại hán này với hơn 1, 3 tỷ dân đang đi bằng những thứ ăn cắp, những thứ kiếm đc một cách bất mình để làm giàu cho dân tộc mình, đúng là một dân tộc đáng kinh bỉ

    Trả lờiXóa
  14. Cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn của bản thân đến các tác giả trên.

    Xin cảm ơn.

    Đàm Quang Đông

    Trả lờiXóa
  15. Xin chan thanh cam on tac gia. Hoan ho

    Trả lờiXóa
  16. Đây là một vấn đề đáng mừng trong việc phân định chủ quyền.
    Nhưng đối với những kẻ tham vọng quá lớn,lại luôn ỷ thế hiếp cô như ông bạn này thì sự ngoan cố chắc là khó chữa.Như Phạm Nhan xưa, khi bị bắt và bị chặt đầu vẫn ngoan cố nói là chặt đầu này ta mọc đầu khác.Những kẻ như vậy,theo chuyện xưa thì phải dùng kiếm bôi vôi vào thì mới sử lý được.

    Trả lờiXóa
  17. Cảm ơn vô cùng quá trình đấu tranh trí tuệ, không mệt mõi của những trí thức trong và ngoài nước. đặc biệt là những vị đã có đóng góp công sức rất lớn trong thành công này.

    Trả lờiXóa
  18. Cám ơn Giáo sư Phạm Quang Tuấn, các trí thức Việt Nam yêu nước và anh Nguyễn Xuân Diện đã đưa bài này lên cho chúng tôi hiểu biết nhiều hơn về Trường Sa Hoàng Sa.
    Tôi nghĩ phải có hiểu biết về đất nước mới thấy yêu thương đất nước hơn. Trẻ em Việt Nam cần học về lịch sử của Trường Sa Hoàng Sa, Nhà Nước nên mời các vị trí thức hải ngoại như GS Phạm Quang Tuấn về VN để cùng với các vị trí thức trong nước lập một ủy ban chính thức nghiên cứu sưu tầm sử liệu và đưa tiếng nói của chính phủ VN đến khắp thế giới cho mọi người biết rõ Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam.
    Việc cần làm ngay là đây, Nhà Nước còn chờ gì nữa?
    Cám ơn anh Diện một lần nữa.

    Trả lờiXóa
  19. Tôi tự bản thân và biết chắc chắn nhiều người Việt Nam sống ở nước ngòai luôn đau đáu dõi về quê hương (thân ở đất Tây - hồn trên đất Việt). Các nhà Khoa học của chúng ta nói trên xứng đáng được đất nước, nhân dân ta vinh danh vì đã bỏ nhiều tâm huyết + trình độ bản thân đấu tranh vì một đất nước Việt Nam cường thịnh. Xin trân trọng!
    MT

    Trả lờiXóa
  20. tôi thắc mắc , sao chỉ các nhà khoa học Việt ở nước ngoài mới có khả năng đấu tranh , hay dám đấu tranh

    Trả lờiXóa
  21. Anh gì 20:50 ngảy/13/2011 ấy ơi...Lại phân biệt "ở nước ngoài' nửa rồi. Có hay ho thì bỏ ngay cái quốc tịch nước ngoài ấy mà về đây chung lưng đấu cật với mọi người... nhé...

    Trả lờiXóa
  22. TÔI THẤY VTV1 NHÀ MÌNH VẪN TRÍCH DẪN TIN CỦA TQ VỚI BẢN ĐỒ HÌNH CHỮ U BÊN DƯỚI (CT TSQT 19H30 NGÀY 18/12)
    CÁC BÁC CÓ Ý KIẾN GÌ KHÔNG???????

    Trả lờiXóa