VỀ DỰ ÁN TÔN TÔN TẠO DI TÍCH ĐỀN THỜ LÊ VĂN HƯU
Nguyễn Xuân Diện
Đền tọa lạc ngay bên cạnh chùa Hương Nghiêm (tên trên bia là Càn Ni Hương Nghiêm tự, là ngôi chùa cổ nhất Xứ Thanh), vốn chung một khuôn viên và dùng chung một giếng nước, gọi là giếng Ngọc (giếng Mắt Rồng).
Năm 1990, Đền thờ Lê Văn Hưu tại làng Diên Hào (tên Nôm là Kẻ Rị), xã Thiệu Trung đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Di tích lịch sử quốc gia.
Từ năm 2018 đến năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu với tổng mức đầu tư 38 tỷ đồng và khánh thành vào tháng 4/2022. Chủ đầu tư là UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Nguyễn Xuân Diện
Đền tọa lạc ngay bên cạnh chùa Hương Nghiêm (tên trên bia là Càn Ni Hương Nghiêm tự, là ngôi chùa cổ nhất Xứ Thanh), vốn chung một khuôn viên và dùng chung một giếng nước, gọi là giếng Ngọc (giếng Mắt Rồng).
Năm 1990, Đền thờ Lê Văn Hưu tại làng Diên Hào (tên Nôm là Kẻ Rị), xã Thiệu Trung đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Di tích lịch sử quốc gia.
Từ năm 2018 đến năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu với tổng mức đầu tư 38 tỷ đồng và khánh thành vào tháng 4/2022. Chủ đầu tư là UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Dự án được Bộ Văn hóa phê duyệt, UBND huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư. Kinh phí hoàn toàn lấy từ ngân sách nhà nước.
GIẾNG MẮT RỒNG THUỘC LONG MẠCH QUÝ BỊ PHÁ HỦY THU HẸP
Nghiêm trọng nhất của Dự án tôn tạo Đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu do Bộ Văn hóa phê duyệt là phá hủy và thu hẹp giếng Mắt Rồng (giếng Ngọc) để làm đường đi.
Giếng được Tả Bộc Xạ Lê Lương (tổ 7 đời của Lê Văn Hưu) dùng để nuôi 3.000 môn đệ, và tiếp đãi vua Đinh, Lê Hoàn, cùng thời với sự hình thành chùa Hương Nghiêm (Càn Ni Hưng Nghiêm tự).
Giếng cổ mạch nước tuôn trào, chính là mắt rồng (xem ảnh chụp từ vệ tinh: Điểm trắng là giếng Mắt Rồng, khu dân cư và sông nhà Lê là con rồng. Thiệu Trung là đầu rồng, Đông Thanh (nơi thờ Nguyễn Văn Nghi, thầy dạy hai vua một chúa) là thân rồng.
Mạch nước này bồi đắp văn mạch và thịnh vượng cho đất Kẻ Rị (tức Thiệu Trung hôm nay).
Kẻ Rị địa linh nhân kiệt, sinh ra nhiều người tài giỏi, có văn có võ, có các quan chức cao cấp trong triều đình. Riêng về khoa bảng, Kẻ Rị là quê hương của 2 Trạng nguyên Đào Tiêu và Lê Quát (trong lịch sử khoa cử xưa, từ năm 1070 đến năm 1919, cả nước chỉ có 47 Trạng nguyên), 01 bảng nhãn là Lê Văn Hưu và 7 tiến sĩ. Đời nay, Bộ trưởng Tư pháp họ Lê là con cháu của Tạ Bộc Xạ Lê Lương, thuộc một nhánh ra định cư tại làng Hòa Chúng, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương.
Khi xây dựng khu vực tường bao và thu hẹp giếng cổ, bê tông đã lấp mạch nước, khiến cho suốt thời gian đó nước giếng cứ dần cạn. Lấp giếng nhưng họ lại đào một cái hồ hình chữ nhật bên cạnh để thả hoa súng. Ao này mới đào không có mạch, nước tù, nên họ phải bơm nước ở giếng sang.
Triệt phá long mạch, lấp giếng cổ của di tích cấp Quốc gia; tự đào ao tùy tiện không có trong hồ sơ xếp hạng, Dự án này đã bị dân làng phản đối mạnh mẽ, đơn từ nhiều nơi, nhiều cấp, nhưng đến nay, hiện trạng Giếng Mắt Rồng vẫn đang tan hoang.
XÂY NHÀ VỆ SINH XÂY TRÊN NỀN CŨ ĐỀN THỜ LÊ VĂN HƯU
VÀ ĐIỆN THỜ MẪU (CHÙA HƯƠNG NGHIÊM)
Trong ảnh là nhà vệ sinh trong khuôn viên Đền thờ Lê Văn Hưu mà Bộ Văn hoá phê duyệt xây dựng vừa hoàn thành, chủ đầu tư là UBND huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá.
Đền Lê Văn Hưu cũ đã bị phá. Nhà vệ sinh này vừa xây, nằm trên một phần đền Lê Văn Hưu đã bị phá và điện thờ Mẫu của chùa Hương Nghiêm bên cạnh. (Tam toà Tứ phủ bây giờ thờ ở trên ban thờ giữa sân, dưới mái che tạm).
Ngay cạnh nhà vệ sinh này là giếng khoan để lấy nước ăn của chùa Hương Nghiêm (tức chùa Càn Ni Hương Nghiêm có từ thế kỷ 10, là ngôi chùa cổ nhất Xứ Thanh).
VÀ ĐIỆN THỜ MẪU (CHÙA HƯƠNG NGHIÊM)
Trong ảnh là nhà vệ sinh trong khuôn viên Đền thờ Lê Văn Hưu mà Bộ Văn hoá phê duyệt xây dựng vừa hoàn thành, chủ đầu tư là UBND huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá.
Đền Lê Văn Hưu cũ đã bị phá. Nhà vệ sinh này vừa xây, nằm trên một phần đền Lê Văn Hưu đã bị phá và điện thờ Mẫu của chùa Hương Nghiêm bên cạnh. (Tam toà Tứ phủ bây giờ thờ ở trên ban thờ giữa sân, dưới mái che tạm).
Ngay cạnh nhà vệ sinh này là giếng khoan để lấy nước ăn của chùa Hương Nghiêm (tức chùa Càn Ni Hương Nghiêm có từ thế kỷ 10, là ngôi chùa cổ nhất Xứ Thanh).
Vậy là rất vô văn hoá và thất đức vì dám xây nhà vệ sinh trên khu vực nền cũ của đền và điện Mẫu. Vi phạm nguyên tắc tu bổ phục hồi các công trình văn hoá.
Dân làng yêu cầu dỡ bỏ nhà vệ sinh này, lát gạch làm sân khuôn viên đền.
QUÁI THÚ XUẤT HIỆN TRƯỚC CỬA ĐỀN SỬ THẦN LÊ VĂN HƯU
Hai quái thú vẫn nhe nanh dữ tợn trước cửa Đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Bản vẽ này do Bộ Văn hoá phê duyệt. Chủ đầu tư là UBND huyện Thiệu Hoá.
Ảnh chụp sáng 25/2/2023.
CHẲNG QUA VÌ … NHIỀU TIỀN QUÁ
Di tích Đền thờ Sử thần Lê Văn Hưu ở Kẻ Rị, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá là Di tích lịch sử văn hoá Cấp Quốc gia.
Di tích Quốc gia thì có mức kinh phí cấp Quốc gia. Vì vậy dự án tu bổ tôn tạo được phê duyệt ở mức cao chỉ sau di tích quốc gia ĐẶC BIỆT.
Dự án này được cấp đến 38 tỷ. Nhưng đền này vốn nhỏ bé về quy mô. Giờ là lúc phải làm thật hoành tráng thì mới tương xứng tầm quốc gia và mới tiêu hết tiền, giải ngân cho hết.
Một đình làng Bắc bộ được tái hiện nơi đây với kiến trúc mái cong, sân gạch, cổng “đồng trụ”, ao nước.
Đền là đền. Đình là đình. Kiến trúc khác nhau. Sao Bộ Văn hoá lại phê duyệt như thế được! Chả nhẽ Bộ Văn hoá lại kém về văn hoá đến thế!?
Và đất thì không nở ra được nên tất cả các hạng mục chỉ trong mảnh đất ấy, khiến cho cái gì cũng nhỏ và dẫn đến là cái gì cũng như thu nhỏ như một mô hình sa bàn: Toà nhà bái đường mái cong nhỏ hơn đình làng, sân đền không chứa đủ sáu cái kiệu của sáu làng về tế lễ, cột đồng trụ và lối đi kẹp giữa sân và ao. Cái nọ kẹp cái kia, tạo ra cảm giác chật trội, ức chế, đè nén, vướng víu.
Di tích Đền thờ Sử thần Lê Văn Hưu ở Kẻ Rị, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá là Di tích lịch sử văn hoá Cấp Quốc gia.
Di tích Quốc gia thì có mức kinh phí cấp Quốc gia. Vì vậy dự án tu bổ tôn tạo được phê duyệt ở mức cao chỉ sau di tích quốc gia ĐẶC BIỆT.
Dự án này được cấp đến 38 tỷ. Nhưng đền này vốn nhỏ bé về quy mô. Giờ là lúc phải làm thật hoành tráng thì mới tương xứng tầm quốc gia và mới tiêu hết tiền, giải ngân cho hết.
Một đình làng Bắc bộ được tái hiện nơi đây với kiến trúc mái cong, sân gạch, cổng “đồng trụ”, ao nước.
Đền là đền. Đình là đình. Kiến trúc khác nhau. Sao Bộ Văn hoá lại phê duyệt như thế được! Chả nhẽ Bộ Văn hoá lại kém về văn hoá đến thế!?
Và đất thì không nở ra được nên tất cả các hạng mục chỉ trong mảnh đất ấy, khiến cho cái gì cũng nhỏ và dẫn đến là cái gì cũng như thu nhỏ như một mô hình sa bàn: Toà nhà bái đường mái cong nhỏ hơn đình làng, sân đền không chứa đủ sáu cái kiệu của sáu làng về tế lễ, cột đồng trụ và lối đi kẹp giữa sân và ao. Cái nọ kẹp cái kia, tạo ra cảm giác chật trội, ức chế, đè nén, vướng víu.
Vì thế dân làng kiến nghị Bộ Văn hoá điều chỉnh lại: Lấp ao tạo ra khoảng sân lớn, rộng rãi để tế lễ và sáu kiệu của 6 làng đặt trong sân đền cùng lúc; chuyển cột “đồng trụ” ra giáp mặt đường cho đúng vị trí của cổng. Thế thôi!
Dân nêu rõ trong kiến nghị: Nếu nhà nước thiếu kinh phí thì dân đóng góp để chỉnh trang lại theo hình thức xã hội hoá.
Thế thì làng Kẻ Rị phải có tấm bia đá ghi lại sự kiện này để lưu truyền cho hậu thế biết!
5 KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TRÌNH TU BỔ ĐỀN THỜ LÊ VĂN HƯU
DÂN SẴN SÀNG BỎ TIỀN CÙNG SỬA CHỮA CÁI SAI CỦA BỘ VĂN HOÁ
Kiến nghị do Ông Nguyễn Xuân Văn đại diện.
1- Phục hồi nguyên trạng Giếng Mắt Rồng;
2- Phá dỡ tường rào chọc thẳng vào cổng chùa và đè lên lòng giếng cổ Mắt Rồng;
3- Phá dỡ nhà vệ sinh mới xây trên khu vực nền đền cũ.
4- Lấp bỏ ao trước cửa đền (ao này xưa không có). Chuyển cổng đồng trụ mới xây ra bên ngoài để đền có sân rộng;
5- Nếu nhà nước thiếu kinh phí thì dân đóng góp theo hình thức xã hội hóa.
Như vậy, Bộ mang danh là Văn hóa nhưng lại Vô văn hóa thật. Tu bổ, tôn tạo di tích không chỉ cần Tiền mà cần hơn là tâm huyết và kiến thức văn hóa. Có vẻ như ở đây "Bộ duyêt" cũng chỉ nhằm để tiêu 38 tỉ tiền thuế mà thôi.
Trả lờiXóaDanh nghĩa là tôn tạo di tích lịch sử, ngoài việc chi dùng những số tiền khủng dành cho dự án, chính quyền còn có động thái hủy hoại di tích.
Trả lờiXóaLý do nào khiến chính quyền tàn phá di tích lịch sử, làm biến thái văn hóa cao đẹp của dân Việt? Có phải đây là do quan chức ngu dốt - tham lam hay đó là kế sách hủy diệt bản chất dân Việt để giúp giặc phương bắc đồng hóa?