Trần Đình Thu
Ông Trọng xuất hiện bằng xương bằng thịt tại Hội nghị 10, không như thông tin “việc tập đi vẫn còn khó khăn, lưỡi cứng chưa nói được” của 1 facebooker nổi tiếng, đặt ra 3 câu hỏi mang tính gợi mở:
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không?
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Ba câu hỏi cốt lõi này vừa bình thường vừa không bình thường.
Bình thường ở chỗ không thấy lóe lên cái gì trong câu chữ nhưng không bình thường ở chỗ có những câu hỏi chưa bao giờ hỏi.
Câu hỏi có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước không là câu hỏi chưa bao giờ các lãnh đạo Đảng CSVN đặt ra kể từ đổi mới đến nay. Đây là câu hỏi cốt lõi cho định hướng kinh tế, giữ cái đuôi “định hướng XHCN” gây tai họa lâu nay hay bỏ đi. Mặc dầu ông Trọng có rào đón (dĩ nhiên là phải rào đón) rằng “Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?” nhưng ông không hẳn kết luận trong câu chữ là giữ lại cái đuôi, bởi vì ông nói tiếp “Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế.”.
Ở thời điểm này, gợi mở là một tiến bộ vì nó còn quá sớm để kết luận. Quá sớm là vì tình hình quốc tế chưa hoàn toàn thuận lợi, Mỹ và Trung đang giằng co, ông Trọng chưa đi Mỹ, nhận thức của 4 triệu đảng viên còn chưa thông suốt hoàn toàn, hàng ngũ lãnh đạo vẫn còn những kẻ muốn giữ cái đuôi để dễ bề kiếm chác. Nhưng xu thế lịch sử phải đưa tới chỗ bỏ cái đuôi này. Vậy thì trong hội nghị đầu tiên của kỳ đại hội này, chỉ cần gợi mở là đủ vì còn nhiều hội nghị khác cho tới trước khi đại hội.
Câu hỏi thứ 2 đã từng đặt ra nhưng cũng chưa từng đặt ra. Đổi mới đảng thì đã từng đặt ra nhưng đổi mới chính trị dường như chưa từng đặt ra.
Cái mới là câu hỏi “Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?”.
Mặc dầu liền sau đó ông Trọng vội “cố thủ” trở lại, bảo là chỉ “đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc…” nhưng ông Trọng cũng đã nói ra cái điều mà thời cuộc đặt cho ông: “Đổi mới chế độ chính trị”.
Đổi mới chế độ chính trị là không còn đảng CSVN lãnh đạo toàn diện mà sẽ có nhiều đảng cùng tham gia lãnh đạo, đó là mong muốn của thời đại nhưng cũng như đổi mới kinh tế, điều này còn quá sớm ở hội nghị 10 và ông Trọng đã khẳng định là không có chuyện đổi mới này. Nhưng, tôi đánh giá cao câu hỏi mang tính chất mà những người lãnh đạo cộng sản như ông Trọng coi là cấm kị ấy.
Hỏi một câu hỏi cấm kị với vị trí ông Trọng là một tiến bộ lớn.
Câu hỏi cuối cùng là có sửa điều lệ đảng của đảng ông ấy hay không.
Câu hỏi này ông Trọng đặt ra đầu tiên trong bài diễn văn nhưng tôi đặt cuối vì nó phụ thuộc 2 câu hỏi trên. Nếu có thay đổi về kinh tế và chính trị thì mới sửa điều lệ đảng CSVN còn nếu không thì không sửa.
Tôi còn đặc biệt chú ý đến đoạn này, mang tính khái quát cao:
“Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào?”.
Ông Trọng trả lời cho câu hỏi trên:
“Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó”.
Hình dung Việt Nam đến 2045 khó thì đúng, vì nó quá xa, nhưng tới 2030, chỉ có 11 năm nhưng ông than khó, thì đó là tín hiệu cho thấy ông không thể chắc được điều gì.
Nó hoàn toàn khác với giọng điệu từng nghe từng thấy của các lãnh đạo đảng CSVN xưa nay “Chúng ta phải kiên trì trên con đường tiến lên CNXH và nhất định chúng ta sẽ thắng lợi”.
Trong một bài phát biểu ngắn chỉ 2.600 từ, ông Trọng 2 lần than thở không thể biết Việt Nam 10 năm sau như thế nào:
“Báo cáo trình ra Đại hội không giống như báo cáo thành tích hàng năm, mà cũng phải phân tích quá trình của địa phương, đơn vị mình hiện tại và sắp tới hình dung xem địa phương ta đến năm 2030 sẽ ra sao, đến năm 2045 sẽ là như thế nào.
Đây là việc khó lắm, không dễ, cho nên các đồng chí phải nghiên cứu, chuẩn bị hết sức công phu”.
Bài phát biểu của ông Trọng thật ra có rất nhiều thông điệp, không phải là một bài phát biểu “một lần như mọi lần” mà nhiều người đang phàn nàn trên facebook của họ.
BA CÂU HỎI CỐT LÕI VÀ LẠ
MÀ ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐẶT RA TẠI HỘI NGHỊ 10
MÀ ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐẶT RA TẠI HỘI NGHỊ 10
Ông Trọng xuất hiện bằng xương bằng thịt tại Hội nghị 10, không như thông tin “việc tập đi vẫn còn khó khăn, lưỡi cứng chưa nói được” của 1 facebooker nổi tiếng, đặt ra 3 câu hỏi mang tính gợi mở:
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không?
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Ba câu hỏi cốt lõi này vừa bình thường vừa không bình thường.
Bình thường ở chỗ không thấy lóe lên cái gì trong câu chữ nhưng không bình thường ở chỗ có những câu hỏi chưa bao giờ hỏi.
Câu hỏi có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước không là câu hỏi chưa bao giờ các lãnh đạo Đảng CSVN đặt ra kể từ đổi mới đến nay. Đây là câu hỏi cốt lõi cho định hướng kinh tế, giữ cái đuôi “định hướng XHCN” gây tai họa lâu nay hay bỏ đi. Mặc dầu ông Trọng có rào đón (dĩ nhiên là phải rào đón) rằng “Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?” nhưng ông không hẳn kết luận trong câu chữ là giữ lại cái đuôi, bởi vì ông nói tiếp “Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế.”.
Ở thời điểm này, gợi mở là một tiến bộ vì nó còn quá sớm để kết luận. Quá sớm là vì tình hình quốc tế chưa hoàn toàn thuận lợi, Mỹ và Trung đang giằng co, ông Trọng chưa đi Mỹ, nhận thức của 4 triệu đảng viên còn chưa thông suốt hoàn toàn, hàng ngũ lãnh đạo vẫn còn những kẻ muốn giữ cái đuôi để dễ bề kiếm chác. Nhưng xu thế lịch sử phải đưa tới chỗ bỏ cái đuôi này. Vậy thì trong hội nghị đầu tiên của kỳ đại hội này, chỉ cần gợi mở là đủ vì còn nhiều hội nghị khác cho tới trước khi đại hội.
Câu hỏi thứ 2 đã từng đặt ra nhưng cũng chưa từng đặt ra. Đổi mới đảng thì đã từng đặt ra nhưng đổi mới chính trị dường như chưa từng đặt ra.
Cái mới là câu hỏi “Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?”.
Mặc dầu liền sau đó ông Trọng vội “cố thủ” trở lại, bảo là chỉ “đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc…” nhưng ông Trọng cũng đã nói ra cái điều mà thời cuộc đặt cho ông: “Đổi mới chế độ chính trị”.
Đổi mới chế độ chính trị là không còn đảng CSVN lãnh đạo toàn diện mà sẽ có nhiều đảng cùng tham gia lãnh đạo, đó là mong muốn của thời đại nhưng cũng như đổi mới kinh tế, điều này còn quá sớm ở hội nghị 10 và ông Trọng đã khẳng định là không có chuyện đổi mới này. Nhưng, tôi đánh giá cao câu hỏi mang tính chất mà những người lãnh đạo cộng sản như ông Trọng coi là cấm kị ấy.
Hỏi một câu hỏi cấm kị với vị trí ông Trọng là một tiến bộ lớn.
Câu hỏi cuối cùng là có sửa điều lệ đảng của đảng ông ấy hay không.
Câu hỏi này ông Trọng đặt ra đầu tiên trong bài diễn văn nhưng tôi đặt cuối vì nó phụ thuộc 2 câu hỏi trên. Nếu có thay đổi về kinh tế và chính trị thì mới sửa điều lệ đảng CSVN còn nếu không thì không sửa.
Tôi còn đặc biệt chú ý đến đoạn này, mang tính khái quát cao:
“Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào?”.
Ông Trọng trả lời cho câu hỏi trên:
“Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó”.
Hình dung Việt Nam đến 2045 khó thì đúng, vì nó quá xa, nhưng tới 2030, chỉ có 11 năm nhưng ông than khó, thì đó là tín hiệu cho thấy ông không thể chắc được điều gì.
Nó hoàn toàn khác với giọng điệu từng nghe từng thấy của các lãnh đạo đảng CSVN xưa nay “Chúng ta phải kiên trì trên con đường tiến lên CNXH và nhất định chúng ta sẽ thắng lợi”.
Trong một bài phát biểu ngắn chỉ 2.600 từ, ông Trọng 2 lần than thở không thể biết Việt Nam 10 năm sau như thế nào:
“Báo cáo trình ra Đại hội không giống như báo cáo thành tích hàng năm, mà cũng phải phân tích quá trình của địa phương, đơn vị mình hiện tại và sắp tới hình dung xem địa phương ta đến năm 2030 sẽ ra sao, đến năm 2045 sẽ là như thế nào.
Đây là việc khó lắm, không dễ, cho nên các đồng chí phải nghiên cứu, chuẩn bị hết sức công phu”.
Bài phát biểu của ông Trọng thật ra có rất nhiều thông điệp, không phải là một bài phát biểu “một lần như mọi lần” mà nhiều người đang phàn nàn trên facebook của họ.
Bất luận hay dở thế nào, nhưng đang làm chưa xong một việc hữu ích, ông ấy khỏe lại để làm tiếp là tốt rồi.
Trả lờiXóaTôi không dám đánh giá ông Trọng . Nhưng qua 3 câu hỏi trên tôi thấy ông ấy đã trăn trở , ngày quên ăn , đêm quên ngủ rất nhiều vì hiện tình đất nước . Chúc ông mạnh khỏe và thành công .
Trả lờiXóaGiá mà hỏi thêm câu "Có nên xóa bỏ điều 4 Hiến pháp không" thì mới là hay nhất.
XóaMong cho đảng nhận ra được quy luật tất yếu của loài người.
Trả lờiXóaĐổi mới đi ông ơi, nếu ông đổi mới thể chế chính trị, đảng của ông chấp nhận cạnh tranh lành mạnh thì lịch sử sẽ ghi tên ông như một vị anh hùng dân tộc.
Trả lờiXóaTôi nghĩ ông Trọng nếu lên 3 câu hỏi là có tính ném đá dò đường. Những câu hỏi mà nếu người dân nào dại miệng, lỡ tay post lên facebook là có nguy cơ bị gán ghép "phản động", thế mà lại được chính người đứng đầu Đảng nêu công khai một lượt cả 3 thì đủ hiểu hỏi chỉ là để hỏi thôi chứ câu trả lời thì ông Trọng đã có sẵn rồi!
Trả lờiXóaNhưng tôi cũng phải cẩn thận mượn blog này để nhắn gởi đến đồng bào thân yêu rằng dù là chính ông Trọng đã đặt 3 câu hỏi trên, nhưng mọi người cũng phải hết sức cẩn thận giữ mồm giữ miệng đừng tưởng bở, tưởng Đảng ta cởi mở mà tát nước theo mưa đem chúng ra làm đề tài bàn tán xôn xao là có nguy cơ bóc lịch mà hổng biết tại sao đấy nhé. Hãy rút kinh nghiệm xương máu từ phong trào "Phê và Tự Phê" mà hàng ngàn đảng viên và người có tâm huyết với Đảng với đất nước đã phải đi tù oan uổng đấy. Hãy thật cẩn thận, quí vị ạ!
Còn 3 câu hỏi trên, ông Trọng đã nêu thì tôi cũng thử trả lời cho ông luôn đây.
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không? Trả lời: Tùy ông Trọng thôi. Nếu ông vẫn còn sức và hứng thú chống tham nhũng thì chẳng nên vội làm gì, cứ dùng ngân sách nuôi các công ty quốc doanh cho béo để ông tha hồ chống cho sướng nhá!
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Trả lời: Đổi mới chính trị không cần nhất thiết phải đổi mới chế độ chính trị mặc dù chế độ chính trị hiện tại có thối nát đến đâu chăng nữa. Trong thời đại hiện nay, "đổi mới" không đồng nghĩa với phải "diệt cũ, thay mới" mà là "cũ" phải chấp nhận cho "mới" được tự do tồn tại và cạnh tranh lành mạnh. Nói đâu xa, cứ nhìn vào tình hình Venezuela đang diễn ra thì rõ cả thôi. Thế giới tự do mà đứng đầu là Mỹ không chấp nhận sự độc tài, độc đảng của Tổng thống Maduro, nhưng Mỹ và quốc tế đâu có tìm cách cũng như ủng hộ phe đối lập lật đổ và xóa xổ Maduro? Trái lại, Mỹ và quốc tế chỉ muốn Maduro phải chấp nhận đa đảng và chấp nhận cuộc chơi dân chủ bằng cách cho tổng tuyển cử công khai, đa đảng và đặt quyền quyết định vận mệnh đất nước vào lá phiếu minh bạch của người dân. Do vậy, ông Trọng chắc có ý lo rằng "đổi mới chính trị" thì Đảng Cộng Sản sẽ bị tiêu diệt không còn đất sống? Không phải vậy. Đấy chí là lý luận ấu trĩ xưa nay của Tuyên giáo để "vu cáo" cho phong trào dân chủ là muốn "xóa xổ chế độ" để lấy cớ đàn áp thôi. Tôi khẳng định với ông Trọng: "đổi mới chính trị" chỉ là Đảng CS phải chấp nhận bỏ sự độc tài, đảng trị và phải chấp nhận "đa nguyên, đa đảng" để tôn trọng quyền tự do lựa chọn người đại diện cho quyền lợi của chính người dân. Không cần phải quá lo sợ Đảng CS sẽ bị xóa xổ vì người dân nào đủ sức làm điều đấy?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không? Trả lời: Một khi đã chấp nhận "đa nguyên, đa đảng" thì điều lệ của Đảng CS có thay đổi hay không thì do các đảng viên của đảng CS quyết định. Còn như ông Trọng hỏi chung chung thế này thì mặc nhiên là ông đang hỏi toàn dân VN trong khi Đảng CS nào có cho người dân cái quyền được biểu quyết có nên hay không nên?? Tôi chỉ muốn nhắc ông Trọng rằng nếu ông vẫn còn muốn khư khư ôm lấy sự độc tài, đảng trị thì khoan vội đặt câu hỏi này làm gì. Còn nếu như đến khi ông Trọng chấp nhận "đa nguyên, đa đảng" thì mặc nhiên sự độc tôn lãnh đạo của Đảng phải được sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới chứ? Nhưng dù trong trường hợp nào đi nữa thì tôi cũng phải nhắc lại với ông Trọng rằng: ông không được đánh đồng tầm quan trọng của Điều lệ Đảng CS với Hiến pháp VN, mà phải hiểu rằng Hiến pháp VN là văn bản pháp luật cao nhất của đất nước mà mọi đảng phái - dù chỉ có một đảng độc tôn đi nữa - phải tuân theo để điều hành đất nước!
Mừng ông Trọng khỏe lại. Mong ông "hốt" mấy con sâu cực bự vẫn đang khoác áo "nguyên" thì tuyệt quá.
Trả lờiXóaCùng với việc mạnh tay chống tham nhũng, nếu ông đưa đất nước dứt khoát "thoát Trung" nữa thì chắc chắn ông sẽ để lại một di sản tích cực cho đất nước và được lịch sử ghi nhận.
Người già đang nắm cương vị lãnh đạo cao nhất nước khi thấy mình ko còn sống được bao lâu nữa...chợt nhận ra những điều phải làm tốt nhất cho dân, cho nước, để lưu vào sử xanh cho con cháu mai sau? Mà cụ TỔNG-TỊCH đề xuất những gợi mở này chăng? Nếu đúng là vậy, thì hồng phúc của người VN vẫn còn may mắn lắm.
Trả lờiXóaĐang ngủ mơ chăng! Đừng vội, cứ hãy mở to mắt mà nhìn kỹ những gì họ làm, chớ vội tin và suy đoán tích cực chỉ khiến cái ách cs tròng lên dân tộc càng khó gỡ.
XóaĐổi mới chính trị ư ?
Trả lờiXóaCái này thì ông EnSin ở nước Nga đã trả lời và làm trước ở nước Nga xô viết từ lâu rồi.
Đất nước Nga vẫn ổn định đến bây giờ và họ vẫn đang giữ vị trí cường quốc trên thế giới. Đảng CS Nga vẫn tồn tại và bình đẳng với các đảng khác đang cùng nhau lãnh đạo nước Nga.
Bác Trọng hãy làm như ông EnSin. Lịch sử Việt Nam sẽ ghi danh bác.
Tôi là một người bình thường. Tôi nghĩ trước hết mình tu thân cho tử tế. Tôi biết ông Trọng vốn là người tu thân tử tế. Thứ hai là tề gia cho yên ốn. Tôi biết ông Trọng và bà Mân cũng là người tề gia yên ổn. Còn trị quốc thì tôi đành nhường các vị. Các vị thật tuyệt. Còn tôi thì đã được ông Trọng dặn không dưới một lần: "Em hãy gắng làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình". Tôi thấy ông Trọng là người trước hết của trách nhiệm và bổn phận.
Trả lờiXóa