Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Cựu GĐ Sở VH Hà Nội: KỂ LẠI CHUYỆN XƯA NHÂN CHUYỆN VỪA RỒI


Phạm Quang Long
19-1-2018

Kể lại chuyện xưa nhân một chuyện mới

Hai hôm nay trên mạng xã hội dày đặc tin về chương trình biểu diễn của đoàn Nghệ thuật Nội Mông ở Nhà hát Lớn vào tối 19/1/2018, đúng vào ngày 44 năm trước Trung Quốc nổ súng xâm lược Hoàng Sa của chúng ta. Rất nhiều căm phẫn. Rất nhiều lo lắng, bực bội. Sáng nay, qua FB của anh Xuân Đức thấy buổi biểu diễn vì lý do kỹ thuật đã bị hoãn. Thở phào vì ít ra cái điều tệ hại ấy đã không diễn ra vào cái ngày nó không được phép này.


Nhân chuyện ấy, nhớ lại hai chuyện:

Chuyện thứ nhất:
trong "Sống mãi với Thủ đô" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có kể chuyện trên thành Cửa Bắc có một lỗ thủng do đại bác của tàu chiến Pháp khi xâm lược Hà Nội lần 1 bắn vào. Người Hà Nội mỗi khi đi qua nơi này đều thấy nhục và căm giận quân xâm lược. Một hôm tất cả những người đi qua thành Cửa Bắc đều ngạc nhiên vì không còn thấy vết thủng nữa. Có ai đó đã dùng gạch, vữa xoá đi vết thủng đó rồi. Nhưng hôm sau thì cái lỗ ấy lại như cũ. Có ai đó lại dỡ chỗ vá ra, cho nó hiện hình như cũ. Người lấp vết thủng, chắc là một công dân tử tế của HN đêm đến lại mang gạch, vữa lấp đầy lỗ thủng. Trước khi rút, ông còn để lại tờ giấy viết đại ý: lỗ thủng này là dấu vết ô nhục. Tôi đã lấp đi. Xin vị nào nghĩ đến nỗi nhục này, đừng moi lên nữa. Nhưng hôm sau đi qua lại thấy người nào đã moi hết chỗ đã lấp, anh ta giận lắm. Đêm xuống, anh ta lại mang gạch vữa leo lên định lấp kín vết đạn thì thấy ở đó có tờ giấy viết: ông có lòng tự trọng, không muốn thấy nỗi nhục chúng ta đang chịu là phải. Nhưng ông tưởng lấp đi thì không nhục nữa ư? Phải để đó cho mọi người thấy nỗi nhục này mà nghĩ cách rửa nhục. Ông đồng tình với tôi thì đừng làm cái chuyện giấu nhục nữa. Ngẫm thấy người kia đúng, anh ta rút lui và cái lỗ thủng ấy còn đến bây giờ.

Chuyện thứ hai: ngày còn đi làm, độ gần cuối năm 2008 gì đó, một hôm quãng hết giờ chiều thì tôi nhận được công văn của một đơn vị xin phép phối hợp với một đơn vị kinh tế Trung Quốc làm triển lãm băng đăng. Họ xin bắn pháo hoa vào ngày kết thúc triển lãm, bắn miễn phí, lại ở tầm cao, thời gian 30 phút. Xin nói để mọi người rõ, đón Tết ta chỉ bắn 15 phút, chủ yếu tầm thấp, có rất ít ở tầm cao mà đã tốn kém lắm rồi. Thế mà họ bắn 30 phút, tầm cao cả thì được quá còn gì?

Vì cuối giờ, tôi đọc qua rồi đem cả công văn về nhà. Tối ấy, có 2 cuộc điện thoại gọi đến. Cả hai đều có ý giục tôi ủng hộ việc bắn pháo hoa. Lý do ta chả mất gì, lại có dịp vui chơi, lại mở rộng hợp tác. Tóm lại là lợi nhiều mặt. Tôi chột dạ vì thấy việc này cần gì họ phải can thiệp? Lấy văn bản ra đọc lại không thấy có gì bất thường. Chỉ là một văn bản giao dịch thông thường. Nhưng không yên tâm nên ngẫm nghĩ một lúc thì giật mình. Ngày họ xin kết thúc triển lãm và bắn pháo hoa đúng vào 17-2, ngày họ xua quân xâm lược nước ta trong một cuộc chiến tàn khốc, phản phúc. Toát mồ hôi nếu mình vô ý bỏ qua điều này. Tôi trả lời không đồng tình vì những lý do khác nhau. Thế là người ta trách tôi cố tình gây khó, suy diễn không có cơ sở. Tôi chịu trận nhưng không cho phép. Thấy không ổn, tôi gọi điện cho lãnh đạo cao nhất thành phố. Nghe tôi trình bày, anh ủng hộ tôi. Lại còn dặn: nếu họ không nghe, ông cho dẹp luôn cuộc triển lãm đi. Người ta đang tổng kết cuộc chiến ấy, trao huân chương, khen thưởng tùm lum mà mình lại cho họ bắn pháo hoa vào ngày ấy thì không được. Chắc có ý kiến của anh nên cuộc triển lãm này bị dẹp bỏ.

Rất có thể do chúng ta không có cách nghĩ lắt léo nên dễ bỏ qua lắt léo của người ta. Nhưng người ta thì không vô tình đâu, tôi tin thế vì qua một số việc với họ tôi cũng hiểu họ phần nào. Ngày hôm nay 19/1 xin được góp thêm một chuyện gần với chuyện đã xảy ra từ lâu. Trưa, lúc ăn cơm vợ nhắc: chuyện này gần ngày ấy em đã nghe một anh cùng cơ quan băn khoăn và đã nhắc anh. Chắc anh quên thôi. Nghĩ lại mà hãi. Mình bỏ qua chuyện này chắc không gì tạ tội được với những người đã bỏ mình vì nước. Xin đa tạ anh linh các vị đã mách tôi không quên điều này.
_____________

*Tác giả Phạm Quang Long, nguyên là Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội.

25 nhận xét :

  1. Người Tầu rất thâm . Điều đó ai cũng công nhận . Thâm tức là không bỏ qua từng chi tiết nhỏ nhặt từ cách ăn , cách ở, lời nói, việc làm. Từ đôi đũa ăn cơm đến cái chén cái bát , cái mâm , cây kim sợi chỉ. Họ ghi chép tất cả và đem ra áp dụng tùy trường hợp . Đối xử người trong nước với nhau còn thế, với người nước ngoài , nhất là với VN và các nước chung quanh . Đừng nghĩ họ vô tình , không biết cái đau cái nhục của ta ! Người Hàn , người Nhật hiểu người Tầu hơn người Việt . Người Việt vốn dễ dãi, dĩ hòa vi quí . Đó là cái yếu của ta mà người Tầu khai thác triệt để !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Người Việt vốn dễ dãi, dĩ hòa vi quí "
      Có thật câu này là đúng ?
      Đừng thấy cha ông ta sau chiến thắng thường ứng xử khiêm nhường mà cho là dễ giãi... Chỉ có thời hiện tại sau chiến thắng mới tâng bốc nhau lên trời xanh !!!
      Ta ở cạnh và ngày cảng lệ thuộc về kinh tế thì trước sau gì cũng chịu lép vế trước sức mạnh của họ ... Chỉ có điều nếu ép nhau quá thì CẢ HAI CÙNG CHẾT mà thôi, do vậy họ tìm đủ mọi cách để ta bị đồng hoá và thế là mất tiêu mọi dấu vết của VN trên bản đồ thế giới .

      Xóa
    2. "ông có lòng tự trọng, không muốn thấy nỗi nhục chúng ta đang chịu là phải. Nhưng ông tưởng lấp đi thì không nhục nữa ư? Phải để đó cho mọi người thấy nỗi nhục này mà nghĩ cách rửa nhục. Ông đồng tình với tôi thì đừng làm cái chuyện giấu nhục nữa."
      BIẾT NHỤC THÌ MỚI TÌM CÁCH RỬA NHỤC, TRỐN TRÁNH QUÊN ĐI NỖI NHỤC LÀ MANG NHỤC MUÔN ĐỜI!

      Xóa
  2. Nghĩ lại mà hãi. Hãi thật.
    Tiếc là cột đồng Mã Viện bị chôn lấp mất rồi, nếu còn, nó cũng như vết đạn ở cổng thành Cửa Bắc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau khi Giang Văn Minh bị triều đình nhà Minh hại, vua Lê Thần Tông đã đến bái kiến linh cữu ông, đồng thời ban tặng câu "Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng"(
      使不辱君命可爲千古英雄).Sứ thần Giang Văn Minh thà chết không để nhục mệnh vua.
      Khi ông dẫn đoàn đi sứ Trung Quốc, vua Minh còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục", nghĩa là “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”. Câu này có hàm ý nhắc việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" - Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong.

      Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", nghĩa là “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”. Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

      Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của thiên triều và sứ bộ các nước. Phần vì tức giận, phần vì lo sợ trước tài năng của sứ thần Giang Văn Minh, vua Minh đã gạt bỏ thể diện, bất chấp luật lệ bang giao, trả thù hèn hạ bằng cách hại Giang Văn Minh.

      Giang Văn Minh mất ngày mồng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1638), khi 65 tuổi. Dù nghĩa vụ đi sứ dở dang, đoàn sứ bộ do thám hoa Giang Văn Minh dẫn đầu đã tỏ rõ khí phách hiên ngang của người dân Đại Việt không khuất phục trước ách đô hộ của triều đình phương Bắc.

      THỜI NAY, AI ĐƯỢC NHƯ TIỀN BỐI GIANG VĂN MINH ĐÂY?

      Xóa
    2. Sau khi Giang Văn Minh bị triều đình nhà Minh hại, vua Lê Thần Tông đã đến bái kiến linh cữu ông, đồng thời ban tặng câu "Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng"(
      使不辱君命可爲千古英雄).Sứ thần Giang Văn Minh thà chết không để nhục mệnh vua.
      Khi ông dẫn đoàn đi sứ Trung Quốc, vua Minh còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục", nghĩa là “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”. Câu này có hàm ý nhắc việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" - Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong.

      Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", nghĩa là “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”. Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

      Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của thiên triều và sứ bộ các nước. Phần vì tức giận, phần vì lo sợ trước tài năng của sứ thần Giang Văn Minh, vua Minh đã gạt bỏ thể diện, bất chấp luật lệ bang giao, trả thù hèn hạ bằng cách hại Giang Văn Minh.

      Giang Văn Minh mất ngày mồng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1638), khi 65 tuổi. Dù nghĩa vụ đi sứ dở dang, đoàn sứ bộ do thám hoa Giang Văn Minh dẫn đầu đã tỏ rõ khí phách hiên ngang của người dân Đại Việt không khuất phục trước ách đô hộ của triều đình phương Bắc.

      THỜI NAY, AI ĐƯỢC NHƯ TIỀN BỐI GIANG VĂN MINH ĐÂY?

      Xóa
    3. Năm 1638 là năm Mậu Dần , năm 1639 mới là năm Kỷ Mão !

      Xóa
  3. Hình như các quan chức cộng sản VN ngày nay rất dễ bị Trung cộng "lợi dụng", thấy họ quá dễ với những gì mà người Tàu đề nghị và lại rất "khó" với người "tây".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó "bôi" quá trơn, nhiều khi lãnh đạo mình cố ý "ngã" nữa thì chắc chắn dính mưu hèn kế bẩn.

      Xóa
    2. Quan chức mình mù ngoại ngữ, nhưng ra vẻ hiểu nên cái gì nó nói cũng như biết nên cứ gật...GẬT mà hố! Mà nếu cứ kè kè phiên dịch lại sợ nó đánh giá TS gì mà không bằng mấy con mẹ buôn lậu chữ không biết nhưng nói tiếng Tầu liến thoắng!

      Xóa
  4. Thâm nhưng vụn vặt, bẩn thỉu-rất khó chịu. Trên TG nước nào cũng ghét cái tính này.

    Trả lờiXóa
  5. cám ơn tác giả Phạm Quang Long đã chia xẻ với bạn đọc những trải nghiệm trong quá khứ khi tiếp xúc với ngoại bang. nói đúng ra, một khi đã là người đại diện cho dân, cho đất nươc thì không thể thiển cận để ra những quyết định một cách tùy tiện được. đặc biệt đối với những quan hệ luôn sẵn có âm mưu núp dưới bóng "hữu nghị". cha ông ta đã từng dạy:"của ăn là của lo, của cho là của nợ" cái món nợ chúng ta sẽ phải trả cho những cái gọi là "hữu nghị" kiểu này là mối đe dọa lớn cho dân tộc.

    Trả lờiXóa
  6. Vấn đề là các VIP của mình không thường trực ý thức nên vô tâm. Hổng từ cơ sở, mình không có sử để dạy cho học sinh. Cái mình gọi là sử thì trẻ nó chán ngấy. Nhiều sử nô quá.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là tàu nó thâm và rất nhỏ nhen, chấp vặt, không đáng mặt nước lớn mà nó vẫn lòe bịp thiên hạ. Bố tôi kể, hồi TQ muốn gây hấn để chuẩn bị đánh VN năm 1979, khi đại tướng Võ Nguyên Giáp sang thăm, nó dọn cái bát mẻ mời ổng ăn, lại còn đưa cái ghế không có lưng dựa cho ổng ngồi nữa. Tàu khựa cực thâm. Phải luôn cảnh giác với nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thưa bạn đọc Nguyễn Bình, Nhân nhắc tới đại tướng Võ Nguyên Giáp; một cán bộ của trung quốc sang việt nam đúng ngày tang lễ của Đại Tướng hổng phải để chia buồn với dân tộc này, đã thế lại còn 'chỉ đạo' bọn tai sai bán nước bắt dân thủ đô tháo cờ tang rủ... đáng tiếc cho một 'cường quóc' được cho là nhất nhì thế giới như trung quốc lại chọn cách của những kẻ côn đồ; đói xử vứi những nước không mạnh bằng về năng lực; nó (trung quốc) đặc biệt hèn hạ khi dùng mọi thủ đoạn "vừa đấm, vừa xoa" dưới những chiếc áo "hữu nghị/anh em" ... với mục đích thâu tóm, ăn cướp ... một điều tiếc nữa đó chính là những Người Vn có đức và tài đều không có cơ hội cống hiến cho đất nước.

      Xóa
  8. Em là học sinh của Thây hồi còn khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp ạ.Em càng Yêu Kính thầy hơn qua bài viết này (và không chỉ bài viết này) của Thầy. Thầy trăn trở với Đất nước nhiều, khác với các thầy khác cũng ở Khoa Văn, nay cũng đã hưu, hoặc không còn làm quản lý nữa...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không thể nói hết được niềm tự hào của Người viết, Người Vn khi thấy ngày một nhiều thế hệ trẻ hiểu được giá trị, trách nhiệm của một công dân Vn. nhân dịp đầu năm, chúc bạn có nhiều sức khỏe, chân cứng đá mềm ... bình an và đóng góp những hiểu biết của mình vào việc bảo vệ đất nước.

      Xóa
  9. Ngay cả các thầy GS,PGS,TS khoa Văn trường KHXH & NH bây giờ cũng chỉ trăn trở với vận mệnh nước nhà trên sách. Nói chung, các thầy ngày càng hèn. Chẳng biết tai sao...

    Trả lờiXóa
  10. Cám ơn anh Long, đã nói ra, dể cho thế hệ sau biết.
    Gần đây, ông Trần văn Minh, cựu chủ tịch Đà nẵng cũng đã viết ra.

    Trả lờiXóa
  11. Cảm ơn ông Pham-Quang-Long đã làm tôi có những giây phút vui. Nhưng tôi không hiểu nổi trong cái đầu của các ông ngồi trên cao đang nghĩ gì.
    Cảm ơn các bạn đang quan tâm nỗi đau ô nhục này.

    Trả lờiXóa
  12. Đoàn nghệ thuật Nội Mông thuộc khu tự trị nội mông trung quốc. Chắc có ý nhắn gởi VN rồi cũng trở thành một khu tự trị của trung quốc mà thôi. gần đến 2020 thực hiện hiệp ước hội nghị thành đô rồi mà.

    Trả lờiXóa
  13. Thằng Tầu nó là thằng nhỏ mọn, nó hay làm những việc lắt léo và đểu cáng. Thằng tầu nói chung dù ở cấp nào, to hay nhỏ đều khốn nạn như nhau cả! Cứ ủng hộ, theo chân nó rồi thì cũng khốn nạn như nó mà thôi!

    Trả lờiXóa
  14. Ông Long quên không kể ai đồng ý kỷ niệm 1000 năm Thăng long (năm 2010) vào đúng ngày quốc khánh Tq nhỉ ???

    Trả lờiXóa
  15. Người Việt không ngu đâu, chỉ là hàng chóp bu vừa dốt vừa nát thôi. Có thể dính đến cả tư lợi nữa ....

    Trả lờiXóa
  16. Đem Nội Mông sang chơi Nội Muội.

    Trả lờiXóa