Người dân biểu tình phản đối Formosa hủy hoại môi trường biển Việt Nam.
Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 1/5/2016.
Chứng tỏ là biển Miền trung đã bị hủy diệt. Ăn hải sản là không an toàn vì ai là người biết con nào là con sống ở tầng đáy, con nào sống ở tầng nước mặt chẳng lẽ nó đánh dấu vào con tôm, con cá. Cùng một môi trường mà không được bắt bắt con dưới thắt lưng, chỉ được sờ sịt phần trên thì chịu thế nào được. Bố khỉ, cứ nói mẹ nó là biển miền trung chết mẹ rồi! - Lời comment.
Tiếp tục ngưng khai thác hải sản tầng đáy 4
tỉnh ảnh hưởng Formosa
Tuổi trẻ
17/05/2017 18:53 GMT+7
TTO - Đây là yêu cầu của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân bốn tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa năm 2016.
Bốn tỉnh này gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Tại cuộc họp lần thứ VII của Ban chỉ đạo vừa qua, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh tiếp tục vận động ngư dân không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về an toàn thực phẩm đánh bắt tại khu vực này và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.
Về đền bù thiệt hại cho người dân, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh hoàn thành chi trả phần kinh phí đền bù đã được tạm cấp trước ngày 30-6 và có đề xuất tiếp tục để Bộ Tài chính tiếp tục chi trả.
Đồng thời cho biết Chính phủ đồng ý rà soát lần cuối cùng về bổ sung người bị thiệt hại sẽ được đền bù, hỗ trợ. Đây sẽ là đợt rà soát để giải quyết dứt điểm.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường giám sát chặt chẽ công ty Formosa hoàn thành tiến độ khắc phục sự cố và tuân thủ pháp luật.
Giao Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Khoa học - công nghệ và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN cập nhật, theo dõi môi trường nước biển, an toàn thực phẩm với hải sản khai thác ở miền Trung và công khai thông tin cho người dân.
L.ANH - L.C
Tuổi trẻ
17/05/2017 18:53 GMT+7
TTO - Đây là yêu cầu của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân bốn tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa năm 2016.
Bốn tỉnh này gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Tại cuộc họp lần thứ VII của Ban chỉ đạo vừa qua, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh tiếp tục vận động ngư dân không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về an toàn thực phẩm đánh bắt tại khu vực này và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.
Về đền bù thiệt hại cho người dân, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh hoàn thành chi trả phần kinh phí đền bù đã được tạm cấp trước ngày 30-6 và có đề xuất tiếp tục để Bộ Tài chính tiếp tục chi trả.
Đồng thời cho biết Chính phủ đồng ý rà soát lần cuối cùng về bổ sung người bị thiệt hại sẽ được đền bù, hỗ trợ. Đây sẽ là đợt rà soát để giải quyết dứt điểm.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường giám sát chặt chẽ công ty Formosa hoàn thành tiến độ khắc phục sự cố và tuân thủ pháp luật.
Giao Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Khoa học - công nghệ và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN cập nhật, theo dõi môi trường nước biển, an toàn thực phẩm với hải sản khai thác ở miền Trung và công khai thông tin cho người dân.
L.ANH - L.C
-----------------------
Biển miền Trung:
Hải sản tầng đáy chưa an toàn
RFA
2017-05-17
Việt Nam tiếp tục khuyến cáo ngư dân 4 tỉnh miền Trung không nên đánh bắt hải sản ở tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra.
Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đưa ra tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho bốn tỉnh bị ảnh hưởng diễn ra vào hôm 17 tháng 5 tại Hà Nội.
Bốn tỉnh bị ảnh hưởng bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các tỉnh hoàn thành việc chi trả phần kinh phí đền bù đã được tạm cấp trước ngày 30 tháng 6 và có đề xuất lên Bộ Tài Chính để tiếp tục chi trả.
Chính phủ cũng đồng ý rà soát lần cuối về bổ sung người bị thiệt hại sẽ được đền bù và hỗ trợ.
Sau khi bị phát hiện xả thải ra môi trường biển khiến cá chết hàng loạt vào tháng 4 năm ngoái, công ty Formosa Hà Tĩnh đã chính thức lên tiếng xin lỗi và đồng ý trả 500 triệu đô la tiền bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng và để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
Báo cáo của chính phủ Việt Nam công bố hồi năm ngoái cho thấy thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người. Một năm sau thảm họa, nhiều người dân miền Trung vẫn xuống đường biểu tình đòi đóng cửa Formosa và yêu cầu được bồi thường thỏa đáng.
RFA
2017-05-17
Việt Nam tiếp tục khuyến cáo ngư dân 4 tỉnh miền Trung không nên đánh bắt hải sản ở tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra.
Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đưa ra tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho bốn tỉnh bị ảnh hưởng diễn ra vào hôm 17 tháng 5 tại Hà Nội.
Bốn tỉnh bị ảnh hưởng bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các tỉnh hoàn thành việc chi trả phần kinh phí đền bù đã được tạm cấp trước ngày 30 tháng 6 và có đề xuất lên Bộ Tài Chính để tiếp tục chi trả.
Chính phủ cũng đồng ý rà soát lần cuối về bổ sung người bị thiệt hại sẽ được đền bù và hỗ trợ.
Sau khi bị phát hiện xả thải ra môi trường biển khiến cá chết hàng loạt vào tháng 4 năm ngoái, công ty Formosa Hà Tĩnh đã chính thức lên tiếng xin lỗi và đồng ý trả 500 triệu đô la tiền bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng và để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
Báo cáo của chính phủ Việt Nam công bố hồi năm ngoái cho thấy thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người. Một năm sau thảm họa, nhiều người dân miền Trung vẫn xuống đường biểu tình đòi đóng cửa Formosa và yêu cầu được bồi thường thỏa đáng.
Tay mình vả miệng mình.
Trả lờiXóaĐiều đó đã chứng tỏ là biển miền trung đã bị hủy diệt. Ăn hải sản là không an toàn vì ai là người biết con nào là con sống ở tầng đáy, con nào sống ở tầng nước mặt chẳng lẽ nó đánh dấu vào con tôm, con cá. Cùng một môi trường mà không được bắt bắt con dưới thắt lưng, chỉ được sờ sịt phần trên thì chịu thế đéo nào được. Bố khỉ, cứ nói mẹ nó là biển miền trung chết mẹ mày rồi. Bây giờ dân nó không bị lừa vì cái trò tung hứng, đánh tráo khái niệm, lừa đảo nữa rồi.
Trả lờiXóaSự kiện frmosa, nhà máy thép lợi lộc chưa thấy đâu, nhưng kết quả nhỡn tiền là chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân với chính quyền với đảng...nguy, rất nguy về nhiều mắt, chớ có coi thường. Tìm mọi nguồn, cả thắt lưng buộc bụng mà chịu bồi thường cho nó mà tống cổ nó đi. Để thể hiện thực sự cầu thị với dân hãy 'trảm' mấy tên để tế trời đất, ông bà tổ tiên may ra tai qua nạn khỏi. Đau cũng phải làm kẻo muộn.
Trả lờiXóaBiển Miền Trung : Hải Sản tầng đáy chưa an toàn . NCQ nói đấy nhé ! Vậy mà ND nói thì NCQ lại đi bắt bớ ?
Trả lờiXóaCác hạt kim loại nặng nó lắng xuống đáy biển nhưng không có nghĩa là nó nằm im một chỗ. Các dòng hải lưu, sóng to gió lớn khiến các hạt này nó khuếch tán khắp nơi, có khi nó bị đẩy lên tầng mặt cũng có.
Trả lờiXóaKhông lo tẩy độc đáy biển mà cứ ở đó nói láo! Thật vô liêm sỉ!
Nói mà đéo làm thì dân đéo tin!
Ông Phó thủ tướng Trương Hòa Bình xác nhận là tầng đáy của biển miền Trung không an toàn, có nghĩa là biển vẫn độc. Vậy tại sao nhà nước Việt Nam vẫn ngăn cản và từ chối sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc khi họ đề nghị giúp cải tạo tẩy rửa biển độc miền Trung?
Trả lờiXóaĐề nghị Chính phủ VN cấp miễn phí cho mỗi gia đình một bác sỹ như các vị để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng hải sản,vì trong môi trường còn độc hại thì hải sản khó có thể kiểm soát được con nào có độc và con nào không độc
Trả lờiXóa