Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

VẾT ĐẠN XUYÊN TIM CỤ KÌNH DƯỚI CON MẮT BÁC SỸ PHÁP Y


Cuong Pham

VẾT ĐẠN XUYÊN TIM CỤ KÌNH DƯỚI CON MẮT 
BÁC SỸ PHÁP Y

Một người thân của anh bạn bác sĩ quân y của tôi cũng được điều động tham gia đàn áp dân thôn Hoành và gia đình cụ Lê Đình Kình, cho biết là anh ấy rất xấu hổ và nhục nhã. Anh ấy nói với anh bạn bác sĩ quân y của tôi là tại sao không điều anh ấy ra Hoàng Sa, Trường Sa chiến đấu giết giặc cộng sản Trung Quốc xâm lược, mà lại điều anh ấy đi đàn áp dân Đồng Tâm?

Những ngày này, nhiều người bạn của tôi và cả tôi rất khó ngủ vì thiệt hại sinh mạng người Việt quá lớn ở Đồng Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020. Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động đã chết, còn về phía người dân thì chắc chắn ít nhất cụ Lê Đình Kình đã mất. Video clip và hình ảnh thi thể cụ Lê Đình Kình đã được gia đình, hàng xóm đưa lên mạng xã hội để rộng đường dư luận.

NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU CỦA PHÁP Y

Một người bạn của tôi là bác sĩ quân y. Sau khi xem xét hình ảnh thi thể cụ Lê Đình Kình, anh ấy đã có những nhận định sơ khởi như sau:

Nhận định thứ nhất, viên đạn bắn vào người cụ Kình ở cự ly rất gần, từ 7 đến 8 cm, vì nếu viên đạn được bắn từ xa thì vết thương sẽ phải nở lớn ra từ 2 tới 2,7 cm. Điều này chứng tỏ cảnh sát cơ động đã bắn cụ ở cự ly rất gần chứ cụ Kình không hề chết vì bị bắn từ xa.

Chúng ta có thể suy ra rằng việc Bộ Công an thông báo cụ Kình khi chết còn cầm trên tay lựu đạn là không có cơ sở vì nếu như cụ có quyết tâm ném lựu đạn giết cảnh sát cơ động thì cảnh sát cơ động đã không thể áp sát cụ và bắn ở cự ly gần như thế.

Theo như cáo buộc của Bộ Công an thì công an đã thu giữ tại hiện trường 8 quả lựu đạn, 20 bom xăng,… Nếu vậy thì chắc chắn dân làng và cụ Kình biết cách sử dụng lựu đạn, nếu cụ liều chết thì đơn giản là cụ sẽ rút chốt an toàn của lựu đạn và nắm chặt mỏ vịt để lựu đạn không nổ, chờ cơ hội ném lựu đạn, nếu cảnh sát cơ động bắn cụ, tay cụ buông ra thì lựu đạn sẽ nổ ngay lập tức.

Thêm nữa, nếu cụ Lê Đình Kình bị bắn chết ở tư thế đứng thì quả lựu đạn sẽ rơi khỏi tay cụ ngay. Còn nếu cụ Lê Đình Kình chết khi đang nằm ngủ thì rõ ràng cụ không hề đe dọa đến cảnh sát cơ động để phải bắn cụ. Thậm chí, nếu bị bắn khi cụ đang nằm thì việc chấn động thể do viên đạn gây ra cũng khiến lựu đạn lăn ra khỏi tay cụ ngay, và tay cụ cũng buông ra chứ không thể nắm chặt. Cáo buộc của Bộ Công an là tử thi của cụ Lê Đình Kình cầm lựu đạn hoàn toàn không logic và không hề có cơ sở khoa học.

Việc cụ bị bắn chính xác ngay tim ở cự ly gần cũng cho thấy, lực lượng cảnh sát cơ động đã có lệnh phải giết chết cụ từ trước. Nói cách khác, cảnh sát cơ động đã hành quyết cụ Lê Đình Kình theo lệnh của quan chức cộng sản và hoàn toàn không hề theo bất kỳ một quy trình pháp luật chuẩn mực nào. Cụ Lê Đình Kình không hề chết trong lúc lộn xộn, giao chiến và bị trúng đạn lạc của cảnh sát.

Nhận định thứ hai, đường khâu vết mổ dọc người cụ Lê Đình Kình được thực hiện bởi bác sĩ pháp y chuyên nghiệp, rất lành nghề. Bác sĩ pháp y này có nhiều thời gian để khâu xác cụ Kình lại. Việc pháp y phải mổ xác cụ Kình chính là để lấy viên đạn găm trong tim cụ ra vì từ thông tin viên đạn, những người có chuyên môn sẽ biết ngay đây là loại đạn gì, số hiệu gì, bắn ra từ khẩu súng nào, đường đạn ra sao, thậm chí có thể truy ra được chính xác ai là người sở hữu khẩu súng bắn cụ Kình ở cự ly gần như thế.

Việc nhà cầm quyền cho mổ xác cụ Kình để lấy viên đạn ra chứng tỏ họ quyết tâm che giấu sự thật về thủ phạm, không gian, thời gian, bối cảnh của việc cụ Lê Đình Kình bị sát hại, hòng qua mắt người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Nhận định thứ ba, vết bầm lớn cạnh lỗ đạn trên ngực trái của cụ là thủ thuật của các sát thủ để che giấu cái chết kinh hoàng của nạn nhân. Khi bị trúng đạn thì khuôn mặt nạn nhân luôn co rúm, cứng đờ. Các sát thủ phải dùng vật cứng, ví dụ như báng súng AK, đập rất mạnh vào cơ thể của nạn nhân để xác nạn nhân mềm ra và trở lại bình thường. Có nghĩa là việc giết cụ Lê Đình Kình đã được thực hiện bởi đội sát thủ chuyên nghiệp của cảnh sát cơ động.

Làm sao che giấu được sự thật ở Đồng Tâm?

Việc gia đình cụ Lê Đình Kình cáo buộc công an ép gia đình phải ký xác nhận là cụ chết ở đồng Sênh mới cho nhận xác, thật ra là thủ đoạn rất trẻ con vì hàng ngàn chiến sĩ cảnh sát cơ động, bộ đội và dân làng Đồng Tâm biết sự thật. Gia đình cụ Lê Đình Kình có mặt tại hiện trường, biết sự thật. Nhà cầm quyền không thể nào bưng bít hay bóp méo thông tin bằng thủ đoạn đơn giản như vậy, trừ khi họ giết sạch toàn bộ quân lính tham gia vào chiến dịch đàn áp Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020, giết sạch toàn bộ người dân Đồng Tâm và giết sạch toàn bộ gia đình cụ Lê Đình Kình đang chứng kiến sự việc.

Một người thân của anh bạn bác sĩ quân y của tôi cũng được điều động tham gia đàn áp dân thôn Hoành và gia đình cụ Lê Đình Kình, cho biết là anh ấy rất xấu hổ và nhục nhã. Anh ấy nói với anh bạn bác sĩ quân y của tôi là tại sao không điều anh ấy ra Hoàng Sa, Trường Sa chiến đấu giết giặc cộng sản Trung Quốc xâm lược, mà lại điều anh ấy đi đàn áp dân Đồng Tâm?

Bản thân trên Facebook được cho là của một chiến sĩ đã hy sinh theo thông báo chính thức của Bộ Công an là thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an, cũng có đăng tải bài viết cuối cùng ngày 11/6/2018 với nội dung chỉ vẻn vẹn một câu mà hết sức đáng suy ngẫm:

“Chiến tranh bảo vệ tổ quốc không đáng sợ. Nhưng đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình”.

Nguyễn Trung
13 - 1 - 2020

2 nhận xét :

  1. Nếu Cụ Kình trong nhà và phụ nữ con trẻ cũng ở hết trong nhà thì không bao giờ người ông, người chồng, người cha lại cầm lựu đạn chiến đấu trong nhà. Tôi không tin các luận điệu công an đưa ra và chỉ cần nhớ tới lời thẩm phán Tòa án tối cao bị khởi tố vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn nói về công an sẽ hiểu phần nào: „Tôi vốn là người lính, qua bao nhiêu chuyện, tôi không chết vì bom đạn mà chết vì thủ đoạn của bên công an. Họ làm án, làm sai lệch vụ án đến bây giờ mới phát hiện được.“ https://vnexpress.net/phap-luat/tham-phan-xu-oan-ong-chan-toi-khong-an-han-3088193.html

    Trả lờiXóa