Trong khi chưa tìm được tranh Việt Nam, tạm minh họa bằng tranh cổ Nhật Bản |
Truyện siêu hài về làm dâu phố,
đến đi vệ sinh cũng phải mang bìa các - tông để che
Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy zai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì Phố Cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng!”.
Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến Phố Cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gày gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.
Chỉ đến khi tôi dắt em về nhà tôi ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua! Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:
- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả! Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à!
Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng…
- Sao nhà bé thế anh?
Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chửa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:
- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!
Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:
- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?
- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!
- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?
- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy!
- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?
- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính!
Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:
- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!
- Ở đầu ngõ! Em đi nhanh đi kẻo không kịp!
Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:
- Gì đây anh?
- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!
- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?
- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!
- Che cái gì ạ?
- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai! Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!
Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm! Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:
- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?
- Em đừng hiểu lầm bố! Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi! Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn! Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi!
Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy zai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì Phố Cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng!”.
Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến Phố Cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gày gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.
Chỉ đến khi tôi dắt em về nhà tôi ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua! Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:
- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả! Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à!
Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng…
- Sao nhà bé thế anh?
Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chửa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:
- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!
Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:
- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?
- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!
- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?
- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy!
- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?
- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính!
Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:
- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!
- Ở đầu ngõ! Em đi nhanh đi kẻo không kịp!
Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:
- Gì đây anh?
- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!
- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?
- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!
- Che cái gì ạ?
- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai! Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!
Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm! Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:
- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?
- Em đừng hiểu lầm bố! Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi! Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn! Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi!
- Sao ông lại nhét bông vào tai con?
- Để ngủ cho ngon con ạ! Đêm nay có biến!
- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông? – Nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.
- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con!
Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật! Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.
Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy! Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:
- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…
- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được! Để chú nói với bố mẹ con giúp cho!
- Nhưng mà…anh ấy muốn ở rể!
- Ừ! Cũng không sao! Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa! Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ!
P.G.M sưu tầm
Đọc chuyện mà cứ muốn nhẩy tưng tưng!
Trả lờiXóa...
XóaCHUYỆN VUI MÀ CÓ THẬT
MỘT SỰ THẬT ĐÁNG BUỒN
HÀ NỘI THỜI BAO CẤP
TRÔI QUA CÒN DẬT MÌNH.
CHẲNG PHẢI VIỆC GÌ LỚN
XUỐNG BỂ HAY LÊN RỪNG
LOANH QUANH ĐỤ-ĂN-ỈA
NGHĨ LẠI MÀ THẤT KINH !
...
Các phố cổ trên thế giới này đều giống nhau ở điểm chật chội và cổ . Cổ chứ không kính . Saigon, Paris, Roma trước thế chiến II cũng rất chật chội, thiếu nhà vệ sinh và nước sạch . Nhiều con đường cổ của Roma, Paris, Brussels cũng chật chột nhỏ bé và ngoằn ngoèo , lót đá , ngày nay là đường một chiều hay đường dành cho người đi bộ. Ở Nam Kinh và Thượng Hải, Hông Kong còn kinh khủng hơn nhiều ! Thế mà người ta vẫn thích và giá 1 m2 nhà ở vẫn cứ cao ngất trời ! Và ở đó luôn có những chuyện bi hài ! Ở Á Đông là chuyện làm dâu , làm tình , còn ở Âu châu làm tình và làm tội !
Trả lờiXóaCó thật như bài viết khg?
Trả lờiXóaÔng bà chắc chưa đến thăm hoặc có đi ngang qua nên đặt câu hỏi vậy ?
XóaBây giờ còn có hố xí tự hoại.
Trả lờiXóaÔi,
ngày xưa thời những năm 1950 còn có hố xí thùng,
rồi những ngày bao cấp còn có hố xí quây cót.
Chuyện này đọc xong thấy buồn thảm... Khó mà thư giãn.
Trả lờiXóaChuyện có thực mà như bịa.
Trả lờiXóaGia3i phóng Miền Nam-Thống nhất đất nước ...cả năm trời chưa dám về HN vì sợ hố cầu tiêu thùng. )73 SG 21 năm quen cầu tiêu hầm rồi, sợ thấy cầu tiêu thùng ...táo bón tới ngày về nhà quá !
Trả lờiXóa